“Thầy đi về đi, em không học đâu”

Anh Nhàn |

Lần nào đứng trên bục giảng, những thầy cô “sinh viên” cũng có những câu chuyện dở khóc dở cười của riêng mình. Đây được xem là hành trang quý báu trong quảng đời làm gia sư của các sinh viên trẻ tuổi.

Ngoại hình trẻ măng, đến “lớp” bằng xe đạp và chưa có nhiều kinh nghiệm, các bạn sinh viên khi làm gia sư cũng gặp không ít những oái ăm.

Ngày đầu đến nhà dạy môn Văn cho em Nguyễn Quang Nam, bạn Nguyễn Hữu Ý, sinh viên năm 4 Trường ĐH Luật TP.HCM khá sốc khi nghe Nam bảo: “Thầy đi về đi, em không học đâu”. Và lý do được Nam đưa ra là “không phải em ghét thầy mà em ghét môn Văn nên em không thích học”. Thế rồi, ngày hôm đó Ý đã không dạy mà chỉ trò chuyện cùng Nam, tháo gỡ những thắc mắc của em. Sau một thời gian cố gắng thuyết phục, hai thầy trò đã hợp tác khá ăn ý. Kỳ thi vừa rồi Nam đạt đến 7 điểm môn Văn, lúc nào không hiểu bài, Nam liền nhắn tin qua facebook hay gọi trực tiếp cho thầy để hỏi. Hữu Ý cho rằng: ”Đó là vô số những oái ăm của tôi trong lúc dạy học. Quan trọng là mình phải làm sao để truyền được niềm yêu thích môn học cho học sinh. Nam bây giờ học khá như vậy không phải do tôi giỏi mà là do em cảm thấy thực sự thích môn học mà tôi dạy”. 

Một học trò khác của Hữu Ý là em Vũ Văn Tú. Qua quá trình học với Ý, Tú đã tiến bộ rất nhiều, từ cách cư xử, nói năng đến cách làm văn. Thế là phụ huynh của Tú tài trợ hẳn cho thầy một suất học tiếng Anh để giúp Ý nâng cao kĩ năng, một ưu ái mà không phải gia sư nào cũng có. 

Qua thời gian dài gắn bó, 20.11 lần này, Hữu Ý bất ngờ khi nhận được món quà của Tú. Đó là bông hoa và thanh sô – cô – la mà em tự dành dụm tiền để mua được. “Tôi khá bất ngờ vì không nghĩ em lại tự dành tiền để mua cho tôi. Dù chưa đứng lớp ngày nào nhưng có được những tình cảm như vậy thì thật sự đáng quý”.

Một trường hợp “khó đỡ” hơn là câu chuyện của Hoàng Anh, sinh viên ngành giáo dục đặc biệt trường ĐH Sư phạm TP.HCM. Hoàng Anh nhận dạy một học sinh chậm phát triển về trí tuệ. Hoàng Anh chia sẻ: “Lần đầu nhận dạy thực sự tôi rất lo lắng. Dạy một em như thế này còn khó hơn gấp mấy lần dạy em bình thường”. Nhưng rồi 20.11 này, học sinh của Anh đã tự tay mua một bông hồng, nói tiếng chúc mừng cô nhưng “chữ được chữ mất”. “Em học sinh làm tôi bất ngờ vô cùng, hành động của em làm mình thấy công sức bỏ ra rất xứng đáng. Vì tôi học chuyên ngành giáo dục đặc biệt nên việc làm thêm này giúp tôi tích lũy và vận dụng nhiều kiến thức học được ngay từ khi còn là sinh viên. Càng làm tôi thấy đam mê” – Hoàng Anh xúc động chia sẻ.

Khác với câu chuyện của Hoàng Anh, mỗi ngày đi dạy của gia sư Trần Quang Khánh, sinh viên năm nhất Trường ĐH RMIT lại là những buổi mà “thầy giáo” phải xưng em, gọi học trò bằng anh, chị. Quang Khánh nhận dạy kèm tiếng Anh cho vợ chồng anh Hoàng Anh và chị Nguyên đã ngoài 30 tuổi. Sau nhiều tháng gắn bó, khả năng tiếng Anh của vợ chồng anh Hoàng Anh và chị Nguyên đã khá hơn rất nhiều. Khánh tâm sự: “Mỗi lúc nhìn anh, chị say sưa với môn tiếng Anh làm tôi vui lắm. Tôi nhận dạy môn học này vì vừa muốn trao dồi khả năng ngôn ngữ, vừa rèn kĩ năng của bản thân. Và đồng lương nhận về cũng đủ để tôi trang trải cuộc sống thời sinh viên. Quả thật đây là công việc mà tôi không thể nào quên”.

Anh Nhàn
TIN LIÊN QUAN

Trao học bổng “TTC – Nâng bước thành công” tại Bến Tre

Diệu Tiên |

Sáng 16.11, Tập đoàn TTC phối hợp với các sở ban ngành cùng Ban giám hiệu 8 trường học từ cấp tiểu học, trung học cơ sở đến trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Bến Tre tổ chức Lễ trao học bổng “TTC - Nâng bước thành công”. 

Nhà văn Hàn Quốc Eun Hee-kyung: “Tôi viết về khía cạnh thật của đời sống”

M.T |

Sang Việt Nam lần này để trao giải cho sinh viên trong cuộc thi viết cảm nhận văn học Hàn Quốc vào ngày 17.11, nữ nhà văn Eun Hee-yung cho biết, bà tự hào khi tác phẩm của mình trở thành đề tài cho các em phân tích, bình giải.

Trò chơi dân gian đánh bật trò chơi điện tử

Anh Nhàn |

“Từ khi có các trò chơi này, em với các bạn thân nhau hơn, tụi em cùng nhau chơi chứ không chơi các trò chơi có sẵn ở nhà mang đến nữa”- em Bảo Ngọc, học sinh lớp 5, trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai (quận Gò Vấp) đã chia sẻ như vậy khi được hỏi về việc tham gia các trò chơi dân gian ở trường mình.

Hội thảo về Thương mại hóa nghiên cứu đổi mới sáng tạo đại học

Anh Tú |

Sáng 13.11, Saigon Innovation Hub (SIHUB) – thuộc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM phối hợp cùng Cơ quan Giáo dục New Zealand (ENZ) tổ chức hội thảo “Thương mại hóa nghiên cứu đổi mới sáng tạo của đại học - kinh nghiệm từ New Zealand”.

Trao học bổng “TTC – Nâng bước thành công” tại Bến Tre

Diệu Tiên |

Sáng 16.11, Tập đoàn TTC phối hợp với các sở ban ngành cùng Ban giám hiệu 8 trường học từ cấp tiểu học, trung học cơ sở đến trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Bến Tre tổ chức Lễ trao học bổng “TTC - Nâng bước thành công”. 

Nhà văn Hàn Quốc Eun Hee-kyung: “Tôi viết về khía cạnh thật của đời sống”

M.T |

Sang Việt Nam lần này để trao giải cho sinh viên trong cuộc thi viết cảm nhận văn học Hàn Quốc vào ngày 17.11, nữ nhà văn Eun Hee-yung cho biết, bà tự hào khi tác phẩm của mình trở thành đề tài cho các em phân tích, bình giải.

Trò chơi dân gian đánh bật trò chơi điện tử

Anh Nhàn |

“Từ khi có các trò chơi này, em với các bạn thân nhau hơn, tụi em cùng nhau chơi chứ không chơi các trò chơi có sẵn ở nhà mang đến nữa”- em Bảo Ngọc, học sinh lớp 5, trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai (quận Gò Vấp) đã chia sẻ như vậy khi được hỏi về việc tham gia các trò chơi dân gian ở trường mình.

Hội thảo về Thương mại hóa nghiên cứu đổi mới sáng tạo đại học

Anh Tú |

Sáng 13.11, Saigon Innovation Hub (SIHUB) – thuộc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM phối hợp cùng Cơ quan Giáo dục New Zealand (ENZ) tổ chức hội thảo “Thương mại hóa nghiên cứu đổi mới sáng tạo của đại học - kinh nghiệm từ New Zealand”.