Ấm lòng với tiệm sách miễn phí giữa lòng Sài Gòn

Chân Phúc |

“Mỗi cuốn sách ra khỏi tiệm cũng đồng nghĩa là nhiều người hơn nữa có cơ hội tiếp xúc với kiến thức trong cuốn sách đó. Nghĩ vậy nên tôi cũng rất vui, không có gì mà phải buồn hết” - ông Nguyễn Ngọc Cần (68 tuổi), chủ tiệm sách “3 không” trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, TPHCM chia sẻ.

Sở dĩ gọi là tiệm sách “3 không” là vì mỗi người đến đây mượn sách không cần đặt cọc, không ghi sổ và nếu cần người mượn sách cũng không nhất thiết phải trả lại.

Nằm tại số 19 đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh), tiệm sách “3 không” của ông Cần đã tồn tại được hơn 10 năm. Tiệm sách được ông Cần thành lập từ năm 2008, trên mảnh đất nhỏ được bố mẹ để lại.

Ông Cần tranh thủ xem lại nội dung từng cuốn sách vừa mang về buổi sáng để sắp xếp theo từng vị trí. Ảnh: Chân Phúc
Ông Cần tranh thủ xem lại nội dung từng cuốn sách vừa mang về buổi sáng để sắp xếp theo từng vị trí. Ảnh: Chân Phúc

Vốn tính thích đọc sách từ nhỏ nhưng do gia đình nghèo, vì vậy hầu hết những cuốn sách mà ông Cần đọc hồi nhỏ là từ bạn bè cho mượn hay là những lần đọc “cọp” ở nhà sách. “Nhớ hồi ấy, không có tiền mua sách, phải vào thư viện, tìm một góc nào đó rồi ngồi hàng giờ để đọc”, ông Cần chia sẻ. Khi lớn lên, đi làm, lập gia đình, sở thích đọc sách vẫn theo ông. Chính vì vậy, năm 2008, ông Cần đã thành lập nên tiệm sách “3 không” này, với mong muốn có thể thỏa mãn niềm đam mê đọc sách của bản thân và qua đó truyền tải văn hóa đọc đến mọi người.

Ông Cần vừa cười vừa nói: “Thời gian trước, người tới mượn sách chủ yếu là người lớn tuổi, nhưng giờ đây có khá nhiều bạn trẻ đến mượn sách lắm, không còn đơn thuần là mấy ông già như chúng tôi.

Nhớ hồi mới thành lập, nhiều người nói tôi khùng, tiệm sách này chắc chỉ tồn tại được 1 năm là cùng, ai đời đi mở tiệm sách miễn phí bao giờ. Ấy thế mà, thấm thoắt đã hơn 10 năm, tiệm sách không những không bị đóng cửa mà đầu sách ngày càng nhiều lên”.

Do tiệm sách khá chật chội, số lượng đầu sách không ngừng tăng lên nên ông Cần phải tận dụng cả những lối đi ở cầu thang để đặt sách. Ảnh: Chân Phúc
Do tiệm sách khá chật chội, số lượng đầu sách không ngừng tăng lên nên ông Cần phải tận dụng cả những lối đi ở cầu thang để đặt sách. Ảnh: Chân Phúc

Đến thời điểm hiện tại, tiệm sách “3 không” của ông Cần đã tích trữ được khoảng hơn 10.000 đầu sách các loại. Trong đó, 60% là sách về phật pháp, còn 40% là sách viết về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội…

Hàng ngày, mỗi buổi sáng ông Cần rong ruổi trên các tiệm sách lớn ở thành phố, sau đó chọn lựa những cuốn sách hay, mang về tiệm sách của mình. Đến 15h chiều hàng ngày, tiệm sách sẽ mở cửa phục vụ bạn đọc đến 21h đêm.

Mỗi người đến mượn sách không giới hạn số cuốn, không phải ghi sổ, đặt cọc hay mất phí. Chỉ khi người nào muốn mua thì mới tính phí chỉ bằng 20 – 30% so với giá bìa.

“Mỗi cuốn sách ra khỏi tiệm cũng đồng nghĩa là nhiều người hơn nữa có cơ hội tiếp xúc với kiến thức trong cuốn sách đó. Nghĩ vậy nên tôi cũng rất vui, không có gì mà phải buồn hết”, ông Cần tâm sự.

Đang lục tìm thêm vài cuốn sách để về đọc, anh Nguyễn Hoàng Quân (24 tuổi, trú tại quận 3) cho biết: “Tôi biết đến tiệm sách này cách đây hơn 3 năm, từ đó đến bây giờ hàng tháng tôi thường đến đây để mượn sách đọc. Đối với những người đi làm, bỏ tiền mua một hai cuốn sách thì không thành vấn đề nhưng đối với những bạn sinh viên thì thật sự rất ý nghĩa".

Ai sinh ra, lớn lên mà không có đam mê, không có ước mơ. Với ông Cần thì có thể được đọc sách và sưu tầm sách thì đã là một thành công lớn trong cuộc đời. “Từ ngày thành lập xong tiệm sách, tôi cảm thấy cuộc sống mình thật thoải mái, an yên, không còn phải lo nghĩ nhiều”, ông nói.

Chân Phúc
TIN LIÊN QUAN

Bữa sáng miễn phí và gian hàng 0 đồng cho người lao động khó khăn

ĐÌNH TRỌNG |

Bữa sáng miễn phí được trao cho người dân đến khám bệnh. Khi trở ra những người lao động gặp khó khăn lại được trao nhu yếu phẩm ở gian hàng 0 đồng.

Người Sài Gòn tham quan đường sách sau thời gian ngừng hoạt động vì COVID

Anh Tú |

Sau thời gian thực hiện giãn cách xã hội, các gian hàng tại Đường sách TPHCM đã được kinh doanh bình thường từ ngày 24.4, nhưng vẫn tuân thủ biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 để đảm bảo an toàn cho cộng đồng.

Tủ sách phục vụ người đọc miễn phí trong bệnh viện

Quỳnh Anh |

Hơn một năm nay, tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) luôn có một tủ sách phục vụ đọc và mượn sách, báo miễn phí trong toàn bệnh viện. Nhờ có tủ sách ấy, không chỉ bệnh nhân, mà cả người thân của họ và các y bác sĩ trong bệnh viện có được những phút giây tĩnh lặng, quên đi những mệt nhọc và xích lại gần nhau hơn.

Chưa tìm được sách thuyết phục để trao giải sách hay lĩnh vực văn học

A.N |

Lễ trao giải Sách hay lần thứ 9 vừa diễn ra, nhưng điều bất ngờ là hạng mục tác phẩm văn học viết chưa tìm được sách thuyết phục để trao giải. 

Bữa sáng miễn phí và gian hàng 0 đồng cho người lao động khó khăn

ĐÌNH TRỌNG |

Bữa sáng miễn phí được trao cho người dân đến khám bệnh. Khi trở ra những người lao động gặp khó khăn lại được trao nhu yếu phẩm ở gian hàng 0 đồng.

Người Sài Gòn tham quan đường sách sau thời gian ngừng hoạt động vì COVID

Anh Tú |

Sau thời gian thực hiện giãn cách xã hội, các gian hàng tại Đường sách TPHCM đã được kinh doanh bình thường từ ngày 24.4, nhưng vẫn tuân thủ biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 để đảm bảo an toàn cho cộng đồng.

Tủ sách phục vụ người đọc miễn phí trong bệnh viện

Quỳnh Anh |

Hơn một năm nay, tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) luôn có một tủ sách phục vụ đọc và mượn sách, báo miễn phí trong toàn bệnh viện. Nhờ có tủ sách ấy, không chỉ bệnh nhân, mà cả người thân của họ và các y bác sĩ trong bệnh viện có được những phút giây tĩnh lặng, quên đi những mệt nhọc và xích lại gần nhau hơn.

Chưa tìm được sách thuyết phục để trao giải sách hay lĩnh vực văn học

A.N |

Lễ trao giải Sách hay lần thứ 9 vừa diễn ra, nhưng điều bất ngờ là hạng mục tác phẩm văn học viết chưa tìm được sách thuyết phục để trao giải.