Để trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng

ANH THƯ |

Các chuyên gia công nghệ thông tin cho rằng, để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng xã hội thì cần sớm nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi quy định của pháp luật, cơ chế phối hợp liên ngành trong công tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Tại Hội thảo lấy ý kiến góp ý vào Đề án “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2020-2025”, Viện nghiên cứu quản lý phát triển bền vững (MSD) cho biết, 66,1% trẻ em có cơ hội tiếp cận với thiết bị có kết nối internet, trong đó có 43,4% có thời gian sử dụng trung bình từ 1-3 tiếng trong ngày.

Trong năm 2018, Việt Nam có 706.435 vụ báo cáo về hình ảnh, video xâm hại tình dục trẻ em trên mạng, đứng thứ 2 trong ASEAN, sau Indonesia.

Báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông cũng cho rằng, hiện nay hoạt động bảo vệ trẻ em bước đầu đã ghi nhận được những kết quả tích cực, song vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế như thiếu quy định, hướng dẫn triển khai cụ thể như quy định việc nhận dạng dẫn đến khó khăn trong quản lý đối tượng trẻ em bị xâm hại trên môi trường mạng...

Còn tồn tại nhiều thông tin, hình ảnh, video clip xấu, độc đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới trẻ em trên môi trường mạng.

Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, hiện nay, vẫn còn thiếu nguồn tài nguyên trực tuyến chất lượng cao cung cấp cho trẻ em truy cập phục vụ hoạt động học tập, sinh hoạt cà giải trí. Bên cạnh đó, các chương trình dạy kỹ năng công nghệ số, ứng dụng dạy học tương tác, thông minh, nội dung số bổ ích để trẻ có thông tin, được tham gia an toàn trên môi trường mạng vẫn còn hạn chế.

Thực hiện Chương trình công tác năm 2020 của Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các Bộ: Lao động - Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo, Công an xây dựng đề án “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2020-2025”.

Đề án được xây dựng nhằm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng (bảo vệ bí mật cá nhân, đời sống riêng tư và các quyền khác của trẻ em khi trẻ em tiếp cận thông tin, tham gia các hoạt động trên môi trường mạng); hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên không gian mạng.

Đề xuất đến giải pháp bảo vệ trẻ em trên mạng internet, ông Hoàng Minh Tiến, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin chia sẻ, cần hoàn thiện cơ sở pháp lý của Việt Nam; phương pháp hiệu quả để giáo dục, tuyên truyền cho trẻ thanh thiếu niên; sử dụng công nghệ để hỗ trợ trẻ em trên môi trường mạng; nâng cao năng lực sử dụng internet của toàn xã hội; tăng cường hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề dành cho trẻ em trên môi trường mạng.

Các chuyên gia công nghệ thông tin cho rằng để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng xã hội thì cần sớm nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi quy định của pháp luật, cơ chế phối hợp liên ngành trong công tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Bên cạnh đó, cần có cơ chế khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp, trong đó, nòng cốt là các doanh nghiệp công nghệ Việt tham tham gia xây dựng hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác sáng tạo, lành mạnh trên môi trường mạng.

ANH THƯ
TIN LIÊN QUAN

Cần hướng dẫn trẻ em sử dụng internet thông minh, an toàn

ANH THƯ |

Theo các chuyên gia, trẻ em phải đối mặt với nhiều nguy cơ, rủi ro trên môi trường mạng hơn như bị mất thông tin cá nhân, lừa đảo trên mạng, bị quấy rối hay bắt nạt trên mạng, bị vô tình kết bạn xấu...

UNICEF cảnh báo về nguy cơ trẻ em bị xâm hại trên môi trường mạng

ANH THƯ |

Hơn 1,5 triệu trẻ em và thanh thiếu niên bị ảnh hưởng bởi việc trường học đóng cửa trên toàn thế giới. Hiện, nhiều học sinh học tập cũng như giao lưu nhiều hơn trên mạng.

Những trường hợp sử dụng lao động là trẻ em vị thanh niên bị phạt tiền

ANH THƯ |

Từ 15.4, Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, sẽ bắt đầu có hiệu lực. Người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền nếu xác định vi phạm sử dụng lao động là trẻ vị thành niên.

Trẻ em có nguy cơ bị quấy rối khi học online, phụ huynh phải làm gì?

ANH THƯ |

Trong quá trình học tập trực tuyến bằng những phần mềm khác nhau, một số phụ huynh đã phản ánh đến đường dây nóng Tổng đài quốc gia Bảo vệ trẻ em (111) về việc trẻ em bị chương trình lạ, đối tượng nhắn nội dung không liên quan đến bài học.

Cần hướng dẫn trẻ em sử dụng internet thông minh, an toàn

ANH THƯ |

Theo các chuyên gia, trẻ em phải đối mặt với nhiều nguy cơ, rủi ro trên môi trường mạng hơn như bị mất thông tin cá nhân, lừa đảo trên mạng, bị quấy rối hay bắt nạt trên mạng, bị vô tình kết bạn xấu...

UNICEF cảnh báo về nguy cơ trẻ em bị xâm hại trên môi trường mạng

ANH THƯ |

Hơn 1,5 triệu trẻ em và thanh thiếu niên bị ảnh hưởng bởi việc trường học đóng cửa trên toàn thế giới. Hiện, nhiều học sinh học tập cũng như giao lưu nhiều hơn trên mạng.

Những trường hợp sử dụng lao động là trẻ em vị thanh niên bị phạt tiền

ANH THƯ |

Từ 15.4, Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, sẽ bắt đầu có hiệu lực. Người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền nếu xác định vi phạm sử dụng lao động là trẻ vị thành niên.

Trẻ em có nguy cơ bị quấy rối khi học online, phụ huynh phải làm gì?

ANH THƯ |

Trong quá trình học tập trực tuyến bằng những phần mềm khác nhau, một số phụ huynh đã phản ánh đến đường dây nóng Tổng đài quốc gia Bảo vệ trẻ em (111) về việc trẻ em bị chương trình lạ, đối tượng nhắn nội dung không liên quan đến bài học.