Du học sinh Việt ở khắp năm châu cùng đón Tết Nguyên đán

Anh Nhàn - Thanh Chân |

Nhiều nơi trên thế giới, du học sinh Việt Nam không có kỳ nghỉ tết âm lịch nhưng họ cũng háo hức tổ chức nhiều hoạt động mừng xuân mới. 

Bạn Phan Quốc Bảo (24 tuổi, du học sinh Nhật Bản) cho hay, những ngày này Bảo vẫn đi học bình thường. Tuy vậy, ở khu ký túc xá của trường, các bạn đã chuẩn bị sẵn bánh chưng, bánh tét, hoa mai để đón Tết Nguyên đán. "Tất cả bạn bè sau thời gian đi học lại quây quần bên nhau ăn những món ăn ngày tết, cùng nhau ca hát cho vơi nỗi nhớ quê hương" - Quốc Bảo nói. 

 
 Du học sinh Việt Nam tại nước ngoài làm bánh chưng đón tết. Ảnh minh họa: A.N 

Một du học sinh khác là bạn Phan Ngọc Hải Châu (23 tuổi, du học sinh Canada) cũng rất háo hức trước thời điểm những ngày giáp tết. Hải Châu thông tin, thời tiết Canada hiện tại là khoảng -40 độ C, ngoài trời tuyết phủ trắng, ngập đường ngập xe. Ngày Tết ở xa xứ, mọi người vẫn đi học, đi làm bình thường nhưng cộng đồng người Việt ở đây thì rất háo hức, tự chuẩn bị cho ngày Tết.

"Tôi rất nhớ nhà vì tôi vừa về Việt Nam đón tết 2019 nhưng năm nay lại không về được, nhìn mọi người ai ai cũng về quê ăn tết, lòng rất bồi hồi, xao xuyến, nhớ vế tết năm ngoái. Tôi nhớ nhất là không khí trước tết ở Việt Nam, cùng ba mẹ, em trai đi sắm đồ, trang trí, dọn dẹp nhà cửa, mua hoa quả bánh để cúng tất niên.

Ở Canada dịp này, tại các đền chùa tổ chức múa lân đêm giao thừa, nấu bánh chưng. Những năm trước, tôi cũng có đến tham gia lễ hội đón giao thừa tại đây. 

Vào mồng một Tết năm nay, tôi gọi điện thoại về cho gia đình, chúc Tết, hỏi thăm sức khoẻ. Nhìn bạn bè họp lớp, tụ tập nhưng tôi lại không được đi cũng có đôi chút buồn lòng" - Hải Châu tâm sự. 

 
Du học sinh Việt Nam ở nước ngoài làm bánh chưng đón tết. Ảnh minh họa: A.N 

Xa quê hơn 3 năm, bạn Đặng Ngọc Thanh Trúc (21 tuổi, du học sinh Mỹ) rất nhớ quê hương những ngày giáp tết. Thanh Trúc nhớ như in những mùa tết ở Việt Nam được về quê nấu bánh tét với bà nội và đi chơi cùng cả gia đình. Tuy vậy, bạn cũng cho biết không khí đón tết của người Việt trên đất Mỹ cũng sôi nổi không khác gì ở Việt Nam. 

"Tôi ở phía nam California, chỉ cách 30 phút là đến Little SaiGon. Ở đó có khu chợ đêm Phước Lộc Thọ rất đông vui. Đây là địa điểm sinh hoạt văn hoá của người Việt sinh sống ở Mỹ, thu hút rất nhiều cộng đồng người Việt đến chơi.

Tại đây bày bán không thiếu thứ gì, từ bánh mứt, trái cây, bánh chưng, bánh tét, v.v.v. Giao thừa và tết năm nay vào dịp cuối tuần nên tôi sẽ cùng gia đình, bạn bè ở đây đi chùa vào đêm giao thừa và đón tết cùng nhau. Nhờ có người thân, bạn bè bên cạnh mà tôi thấy rất ấm áp, vơi đi phần nào cảm giác nhớ quê" - Thanh Trúc bày tỏ

Anh Nhàn - Thanh Chân
TIN LIÊN QUAN

5 điều phụ huynh nên làm để trẻ tránh xa điện thoại di động trong ngày Tết

QUỲNH NHƯ |

Những ngày Tết, cha mẹ thường tất bật với công việc nhà, tiếp khách nên thường để trẻ em sử dụng smartphone, các thiết bị thông minh. Đây là một điều rất nguy hiểm, vì dễ khiến cho trẻ nghiện các thiết bị này. Phóng viên đã trao đổi với  GS.TS. Huỳnh Văn Sơn, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm TPHCM về những cách mà phụ huynh cần làm để giúp trẻ nói không với điện thoại ngày Tết.

Cách chọn nguyên liệu cầu kỳ tạo nên món mắm trứ danh ở cù lao Tân Lộc

Sở Hạ - Hồng Lan - Phương Thảo |

Không chỉ nguyên liệu chính là cá phải được nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP mà cả các phụ liệu cũng phải được lựa chọn cầu kỳ từ các đặc sản nổi tiếng của nhiều địa phương. Tất cả tạo nên một sản phẩm mắm độc đáo ở xứ cù lao giữa dòng sông Hậu...

“Đột nhập” vườn bonsai chục tỷ của nghệ nhân xứ hoa kiểng

LAN NGÔ |

Sinh ra trong gia đình không có truyền thống trồng kiểng nhưng với sự đam mê của mình, anh Nguyễn Phước Lộc (ấp Khánh Nhơn, xã Tân Khánh Đông, TP.Sa Đéc, Đồng Tháp) đã cho ra đời hơn 2.000 tác phẩm bonsai độc đáo, trị giá lên đến vài chục tỷ đồng. Mặc dù chỉ hơn 40 tuổi nhưng anh Lộc đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề sửa kiểng bonsai và từng là Chủ tịch Hội sinh vật cảnh TP.Sa Đéc.

Chàng thanh niên 8X và hành trình hồi sinh gốm Bồ Bát

NGUYỄN TRƯỜNG |

Là một người con sinh ra trên mảnh đất Cố đô ngàn năm lịch sử, với mong muốn khôi phục lại nghề gốm cổ của quê hương vốn một thời vang bóng nhưng đã bị “thất truyền” hàng trăm năm nay.  Năm 2010, chàng thanh niên Phạm Văn Vang (SN 1981, quê xã Yên Thành, huyện Yên Mô, Ninh Bình) đã bắt tay vào công cuộc khôi phục nghề gốm cổ của quê hương. Đến nay, sau 10 năm, trải qua bao vất vả, thăng trầm gốm Bồ Bát đang dần lấy lại được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường.

5 điều phụ huynh nên làm để trẻ tránh xa điện thoại di động trong ngày Tết

QUỲNH NHƯ |

Những ngày Tết, cha mẹ thường tất bật với công việc nhà, tiếp khách nên thường để trẻ em sử dụng smartphone, các thiết bị thông minh. Đây là một điều rất nguy hiểm, vì dễ khiến cho trẻ nghiện các thiết bị này. Phóng viên đã trao đổi với  GS.TS. Huỳnh Văn Sơn, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm TPHCM về những cách mà phụ huynh cần làm để giúp trẻ nói không với điện thoại ngày Tết.

Cách chọn nguyên liệu cầu kỳ tạo nên món mắm trứ danh ở cù lao Tân Lộc

Sở Hạ - Hồng Lan - Phương Thảo |

Không chỉ nguyên liệu chính là cá phải được nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP mà cả các phụ liệu cũng phải được lựa chọn cầu kỳ từ các đặc sản nổi tiếng của nhiều địa phương. Tất cả tạo nên một sản phẩm mắm độc đáo ở xứ cù lao giữa dòng sông Hậu...

“Đột nhập” vườn bonsai chục tỷ của nghệ nhân xứ hoa kiểng

LAN NGÔ |

Sinh ra trong gia đình không có truyền thống trồng kiểng nhưng với sự đam mê của mình, anh Nguyễn Phước Lộc (ấp Khánh Nhơn, xã Tân Khánh Đông, TP.Sa Đéc, Đồng Tháp) đã cho ra đời hơn 2.000 tác phẩm bonsai độc đáo, trị giá lên đến vài chục tỷ đồng. Mặc dù chỉ hơn 40 tuổi nhưng anh Lộc đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề sửa kiểng bonsai và từng là Chủ tịch Hội sinh vật cảnh TP.Sa Đéc.

Chàng thanh niên 8X và hành trình hồi sinh gốm Bồ Bát

NGUYỄN TRƯỜNG |

Là một người con sinh ra trên mảnh đất Cố đô ngàn năm lịch sử, với mong muốn khôi phục lại nghề gốm cổ của quê hương vốn một thời vang bóng nhưng đã bị “thất truyền” hàng trăm năm nay.  Năm 2010, chàng thanh niên Phạm Văn Vang (SN 1981, quê xã Yên Thành, huyện Yên Mô, Ninh Bình) đã bắt tay vào công cuộc khôi phục nghề gốm cổ của quê hương. Đến nay, sau 10 năm, trải qua bao vất vả, thăng trầm gốm Bồ Bát đang dần lấy lại được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường.