Những điều thú vị về chợ Bến Thành qua các thời kỳ lịch sử

Ngọc Lê (T/H) |

Chợ Bến Thành không còn quá xa lạ với người dân Sài Gòn. Tuy nhiên không phải ai, đặc biệt là giới trẻ cũng biết về lịch sử của khu chợ này.

Trước khi Pháp đánh chiếm Gia Định, khu vực xung quanh thành Gia Định mới chỉ có 100 ngàn dân và chợ Bến Thành là nơi đông đúc nhất. Cạnh khu chợ, dọc theo bờ sông Bến Nghé, các ghe thương thuyền thường đậu chen chúc nhau, tạo thành một thành phố nổi trên mặt nước. Tuy nhiên, khi ấy khu họp chợ trên bến mới chỉ là một dãy nhà trống lợp ngói. Vào tháng 2 năm 1859, Pháp chiếm thành Gia Định và hai ngày sau, các binh lính người Việt đã tổ chức hỏa công thiêu rụi cả thành phố, tất nhiên chợ Bến Thành cũng bị thiêu hủy. Năm 1860, người Pháp đã cho xây cất lại chợ Bến Thành ở địa điểm cũ ngôi chợ được xây cất bằng cột gạch, sườn gỗ, và lợp lá.
Tháng 7 năm 1870, chợ bị cháy mất một gian, phải xây cất lại bằng cột gạch, sườn sắt, lợp bằng ngói, tất cả có năm gian: gian thực phẩm, gian hàng cá, gian hàng thịt, gian hàng ăn uống và gian hàng tạp hóa. Trong năm gian hàng này, chỉ có gian hàng thịt được lợp bằng tôn, nền lót đá xanh.
Tháng 7 năm 1870, chợ bị cháy mất một gian, phải xây cất lại bằng cột gạch, sườn sắt, lợp bằng ngói, tất cả có năm gian: gian thực phẩm, gian hàng cá, gian hàng thịt, gian hàng ăn uống và gian hàng tạp hóa. Trong năm gian hàng này, chỉ có gian hàng thịt được lợp bằng tôn, nền lót đá xanh.
Khoảng giữa năm 1911, ngôi chợ trở nên cũ kỹ và lâm vào tình trạng có thể bị sụp đổ. Để tránh tai họa, người ta phải phá chợ, chỉ còn gian hàng thịt, vì mái tôn nhẹ, nên chưa bị phá. Đồng thời, người Pháp cũng lựa chọn một địa điểm để xây cất một khu chợ mới lớn hơn để phục vụ nhu cầu buôn bán sầm uất ngày càng phát triển. Địa điểm được lựa chọn nằm gần ga xe lửa Mỹ Tho (nay là Bến xe Sài Gòn), tức là địa điểm chợ Bến Thành ngày nay.
Ngôi chợ mới do hãng thầu Brossard et Maupin (Pháp) khởi công xây dựng từ năm 1912 đến cuối tháng 3 năm 1914 thì hoàn tất. Lễ ăn mừng chợ khánh thành được báo chí thời đó gọi là "Tân Vương Hội", do được diễn ra trong ba ngày 28, 29 và 30 tháng 3 năm 1914, với pháo bông, xe hoa và hơn 100.000 người tham dự, kể cả từ các tỉnh đổ về.
Năm 1952, nhà thầu tu sửa chợ Bến Thành từ Sài Gòn lên Biên Hòa đặt xưởng mỹ nghệ Biên Hòa làm 12 bức phù điêu, bức lớn có kích thước 2,2 x 1,5 m; bức nhỏ 2,0 x 1,4 m về đặt nơi bốn cửa chợ. Mỗi cửa gắn ba bức, một bức lớn ở trên và hai bức nhỏ ở dưới. Tại bốn cửa chợ gắn phù điêu mang biểu tượng: cá đuối với nải chuối (cửa Tây), con vịt xiêm với nải chuối (cửa Bắc), bò với heo (cửa Đông), đầu bò với cá chép (cửa Nam) .
Năm 1952, nhà thầu tu sửa chợ Bến Thành từ Sài Gòn lên Biên Hòa đặt xưởng mỹ nghệ Biên Hòa làm 12 bức phù điêu, bức lớn có kích thước 2,2 x 1,5 m; bức nhỏ 2,0 x 1,4 m về đặt nơi bốn cửa chợ. Mỗi cửa gắn ba bức, một bức lớn ở trên và hai bức nhỏ ở dưới. Tại bốn cửa chợ gắn phù điêu mang biểu tượng: cá đuối với nải chuối (cửa Tây), con vịt xiêm với nải chuối (cửa Bắc), bò với heo (cửa Đông), đầu bò với cá chép (cửa Nam) .
Trước năm 1975 tên gọi chợ Bến Thành này thường chỉ hiện diện trong sách vở, còn người dân thì thường gọi là chợ Sài Gòn hay chợ Mới, để phân biệt chợ Cũ tại điểm cũ, vốn chỉ còn lại gian hàng thịt. Phần còn lại bị phá đi và được người Pháp xây dựng thành cơ quan Ngân khố. Hai con đường bên hông chợ mãi đến năm 1940 còn là bến xe đò miền Đông và miền Tây. Về sau, bến xe này mới được dời đi chỗ khác. Ngày 1.7 đến 15.8.1985, chợ Bến Thành được cải tạo và sửa chữa lớn.
Trước năm 1975, tên gọi chợ Bến Thành này thường chỉ hiện diện trong sách vở, còn người dân thì thường gọi là chợ Sài Gòn hay chợ Mới, để phân biệt chợ Cũ tại điểm cũ, vốn chỉ còn lại gian hàng thịt. Phần còn lại bị phá đi và được xây dựng thành cơ quan Ngân khố. Hai con đường bên hông chợ mãi đến năm 1940 còn là bến xe đò miền Đông và miền Tây. Về sau, bến xe này mới được dời đi chỗ khác. Ngày 1.7 đến 15.8.1985, chợ Bến Thành được cải tạo và sửa chữa lớn.
Ngọc Lê (T/H)
TIN LIÊN QUAN

Xét nghiệm nhanh COVID-19 cho hàng trăm tiểu thương chợ Hóc Môn

Anh Tú |

Tối ngày 8.9 và trưa ngày 9.9, hàng trăm tiểu thương chợ đầu mối Hóc Môn đã được xét nghiệm nhanh COVID-19 ngay tại khu vực chợ để sàng lọc, đánh giá mức độ lây nhiễm trên địa bàn huyện.

Chợ đầu mối hoa Hồ Thị Kỷ ế ẩm rằm tháng 7

Ngọc Lê |

Rằm tháng 7 nhưng chợ hoa Hồ Thị Kỷ (Quận 10, TPHCM) lại khá ế ẩm, vắng bóng khách.

Chợ Đồng Xuân đìu hiu, vắng khách mùa dịch COVID-19

KIM ANH - TRẦN THÙY |

Ngôi chợ sầm uất có tiếng ở Thủ đô là Chợ Đồng Xuân cũng phải đối mặt với cảnh đìu hiu, vắng khách mùa dịch COVID-19.

Xét nghiệm nhanh COVID-19 cho hàng trăm tiểu thương chợ Hóc Môn

Anh Tú |

Tối ngày 8.9 và trưa ngày 9.9, hàng trăm tiểu thương chợ đầu mối Hóc Môn đã được xét nghiệm nhanh COVID-19 ngay tại khu vực chợ để sàng lọc, đánh giá mức độ lây nhiễm trên địa bàn huyện.

Chợ đầu mối hoa Hồ Thị Kỷ ế ẩm rằm tháng 7

Ngọc Lê |

Rằm tháng 7 nhưng chợ hoa Hồ Thị Kỷ (Quận 10, TPHCM) lại khá ế ẩm, vắng bóng khách.

Chợ Đồng Xuân đìu hiu, vắng khách mùa dịch COVID-19

KIM ANH - TRẦN THÙY |

Ngôi chợ sầm uất có tiếng ở Thủ đô là Chợ Đồng Xuân cũng phải đối mặt với cảnh đìu hiu, vắng khách mùa dịch COVID-19.