Sau Tết, nhiều ngành sẽ cạnh tranh lao động gay gắt

LÊ TUYẾT |

Sau Tết nguyên đán Kỷ Hợi, nhiều ngành như Công nghiệp điện tử, bất động sản, dệt may… sẽ tăng nhu cầu tuyển dụng, một số ngành còn rơi vào tình trạng khan hiếm lao động, dẫn đến cạnh tranh lao động gay gắt.

Navigos Group vừa công bố dữ liệu về nhu cầu tuyển dụng nhân sự trung và cao cấp tại thị trường Việt Nam thông qua nhu cầu tuyển dụng của các khách hàng đối với Navigos Search trong Quý 4.2018, cho thấy: Hiệp định thương mại tự do, nguồn vốn FDI đến nhu cầu tuyển dụng tại Việt Nam đã có nhiều tác động đến thị trường lao động Việt Nam.

Làn sóng dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam

Theo đó, thị trường Điện tử tiêu dùng tiếp tục cạnh tranh và dự đoán tăng mạnh về nhu cầu tuyển dụng sau Tết. Các doanh nghiệp (DN) thuộc lĩnh vực này đều có kế hoạch mở rộng mặt hàng kinh doanh và phạm vi kinh doanh trong năm 2019. Sau tết, dự đoán lĩnh vực Điện tử tiêu dùng sẽ tăng mạnh về nhu cầu tuyển dụng, một số công ty sẽ vào thị trường Việt Nam, và đó sẽ là một cơ hội lớn cho cả ứng viên và nhà tuyển dụng.

Sau Tết sẽ có nhiều cơ hội việc làm hơn cho ứng viên
Sau Tết sẽ có nhiều cơ hội việc làm hơn cho ứng viên

Nhu cầu về các vị trí marketing trong ngành đang ngày càng tăng, đặc biệt là đến từ các công ty đa quốc gia. Trong bối cảnh nhân sự đang có phần thiếu hụt, các doanh nghiệp lĩnh vực này vẫn chấp nhận tuyển ưng viên đến từ ngành khác như FMCG (Ngành hàng tiêu dùng nhanh).

Theo ghi nhận của Navigos Group, công ty có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực công nghiệp điện tử đã có kế hoạch chuyển nhà máy sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam. Tuy nhiên, các DN này cũng đứng trước thách thức lớn trong việc tuyển dụng bởi mức lương đề xuất không có sự cạnh tranh hơn so với các DN hiện tại, nên ứng viên vẫn còn dè chừng trước quyết định chuyển việc sang một môi trường mới. Trong khi đó, những DN trong lĩnh vực Điện/Điện tử tại Hải Phòng và Bắc Ninh cũng có kế hoạch mở rộng quy mô lớn hơn. Bên cạnh đó, những DN mới cũng sẽ chính thức đi vào hoạt động từ đầu năm 2019.

Trước làn sóng dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam và kế hoạch mở rộng qui mô, mảng sản xuất điện tử dự đoán tiếp tục tăng mạnh về nhu cầu tuyển dụng trong năm 2019, bao gồm các lĩnh vực nhân sự cấp trung và cấp cao, thuộc các vị trí như: Quản lý nhà máy; Giám sát; Cấp Quản lý và Trợ lý cho khối văn phòng.

Dệt may vốn đã khan hiếm nay càng khó khăn

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CP-TPP) vừa có hiệu lực sẽ mang lại nhiều lợi ích cho ngành dệt may Việt Nam, thúc đẩy việc xuất khẩu tăng mạnh hơn, đồng thời với lợi thế về mức giá nhân công cạnh tranh Việt Nam thu hút được nguồn vốn đầu tư FDI mạnh mẽ hơn, từ đó nhiều việc làm mới cũng được tạo ra.

Dệt may sẽ càng khó khăn hơn khi tuyển người
Dệt may sẽ càng khó khăn hơn khi tuyển người (Ảnh minh họa) - Ảnh: L.T

Bên cạnh đó, các công ty đa quốc gia đang hoạt động tại Trung Quốc, và cả các công ty nội địa Trung Quốc thuộc lĩnh vực hàng dệt may, giày dép, đồ dùng thể thao,… có xu hướng chuyển các đơn hàng và hoạt động sản xuất các nhóm hàng này sang các nước khác nhằm tránh đánh thuế cao. Trong khối ASEAN, Việt Nam được đánh giá là tiềm năng và cạnh tranh nhất cho việc dịch chuyển của các DN này.

Theo ghi nhận của Navigos Group, nhiều DN đã hoạt động nhiều năm tại Việt Nam cũng đang trong quá trình mở rộng qui mô về sản xuất. Đứng trước xu hướng tuyển dụng tăng cao trong lĩnh dệt may, DN cũng phải đối mặt với nhiều thách thức hơn trong việc tuyển dụng và giữ chân nhân lực. Nguyên nhân do ngành Dệt may luôn khan hiếm nhân lực, đặc biệt là những nhân sự cấp trung cấp cao vừa có kĩ năng chuyên sâu về ngành và có thể giao tiếp tiếng Anh. Hiện nay, một số DN do thiếu tính cạnh tranh đã dẫn đến tình trạng mất nhân công, buộc phải thu hẹp sản xuất hoặc sản xuất không hết công suất.

LÊ TUYẾT
TIN LIÊN QUAN

Người lao động ở Bình Dương được thưởng Tết trung bình 6,5 triệu đồng

LÊ TUYẾT |

Theo báo cáo công tác chăm lo Tết của LĐLĐ tỉnh Bình Dương, đa số doanh nghiệp (DN) thưởng Tết bằng 1 tháng lương theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) (lương tháng thứ 13), mức thưởng bình quân 6.500.000 đồng/người. DN có mức thưởng tết Nguyên đán Kỷ Hợi cao nhất theo báo cáo là 120 triệu đồng/người.

Chàng trai 9x khởi nghiệp thành công từ mô hình nuôi gà bằng trùn quế

ĐỖ VẠN |

Với đức tính cầu toàn và quyết tâm làm giàu trên quê hương, chàng trai trẻ Lê Sơn Quân (21 tuổi, ở huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam) mạnh dạn khởi nghiệp và đã thành công trên chính mảnh đất vốn cằn cỗi…

Mặc áo phản quang sẽ hạn chế rủi ro tai nạn khi ra đường

ĐÌNH TRỌNG |

Tai nạn giao thông đang là vấn nạn của xã hội, 10 tháng đầu 2018, có hơn 6.700 người chết vì tai nạn giao thông. Áo phản quan, giúp cho người dân dễ quan sát, nhân biết hạn chế rủi ro tại nạn khi lưu thông ban đêm.

Ưu tiên lương thưởng nhưng không đồng ý “nhảy việc vì thu nhập"

LÊ TUYẾT |

Mặc dù các sinh viên mới tốt nghiệp, các ứng viên đều thể hiện sự quan tâm đến mức lương thưởng, đãi ngộ khi tìm việc nhưng có tới 57% ý kiến không đồng ý với quan điểm “nhảy việc để tăng thu nhập”

Người lao động ở Bình Dương được thưởng Tết trung bình 6,5 triệu đồng

LÊ TUYẾT |

Theo báo cáo công tác chăm lo Tết của LĐLĐ tỉnh Bình Dương, đa số doanh nghiệp (DN) thưởng Tết bằng 1 tháng lương theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) (lương tháng thứ 13), mức thưởng bình quân 6.500.000 đồng/người. DN có mức thưởng tết Nguyên đán Kỷ Hợi cao nhất theo báo cáo là 120 triệu đồng/người.

Chàng trai 9x khởi nghiệp thành công từ mô hình nuôi gà bằng trùn quế

ĐỖ VẠN |

Với đức tính cầu toàn và quyết tâm làm giàu trên quê hương, chàng trai trẻ Lê Sơn Quân (21 tuổi, ở huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam) mạnh dạn khởi nghiệp và đã thành công trên chính mảnh đất vốn cằn cỗi…

Mặc áo phản quang sẽ hạn chế rủi ro tai nạn khi ra đường

ĐÌNH TRỌNG |

Tai nạn giao thông đang là vấn nạn của xã hội, 10 tháng đầu 2018, có hơn 6.700 người chết vì tai nạn giao thông. Áo phản quan, giúp cho người dân dễ quan sát, nhân biết hạn chế rủi ro tại nạn khi lưu thông ban đêm.

Ưu tiên lương thưởng nhưng không đồng ý “nhảy việc vì thu nhập"

LÊ TUYẾT |

Mặc dù các sinh viên mới tốt nghiệp, các ứng viên đều thể hiện sự quan tâm đến mức lương thưởng, đãi ngộ khi tìm việc nhưng có tới 57% ý kiến không đồng ý với quan điểm “nhảy việc để tăng thu nhập”