Thủ tục với lao động người Việt Nam
Theo đó, hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận đối tượng BHXH đối với NLĐ phái cử gồm: Quyết định phái cử; Đối với người tham gia lần đầu hoặc đã có mã số BHXH nhưng chưa đủ thông tin gồm: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS ban hành kèm theo Quyết định số 490/QĐ-BHXH ngày 28.3.2023 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam - gọi tắt là QĐ 490).
Đối với đơn vị phái cử NLĐ gồm: Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3- TS ban hành kèm theo QĐ 490, chỉ cần kê khai các nội dung, thông tin tại các điểm: [01], [02], [12], [13], [14]. Trong đó, nội dung [12] ghi: Đề nghị cấp Chứng nhận đối tượng BHXH cho NLĐ, nội dung [13] ghi danh sách (ghi rõ số lượng) NLĐ kèm theo.
Trường hợp đơn vị phái cử NLĐ đi làm việc tại chi nhánh hoặc công ty con của NSDLĐ đó tại Hàn Quốc: Kèm theo hồ sơ chứng minh đơn vị được hoạt động tại Hàn Quốc (bản sao hợp đồng trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở Hàn Quốc; bản sao Chứng nhận đăng ký đầu tư tại Hàn Quốc); Báo cáo tình hình sử dụng lao động và danh sách tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-LT ban hành kèm theo Quyết định số 1040/QĐ-BHXH ngày 18.8.2020 của BHXH Việt Nam), trong đó kê khai danh sách những NLĐ phái cử.
Về quy trình cấp Chứng nhận đối tượng BHXH, đối với NLĐ phái cử kê khai mẫu TK1-TS nộp cho đơn vị. Đơn vị phái cử nhận hồ sơ của NLĐ, kiểm tra, xác định thông tin, nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH nơi đăng ký tham gia, đóng BHXH của đơn vị theo phương thức trực tiếp (bản giấy) hoặc trực tuyến.
Thủ tục với lao động người Hàn Quốc
Về Quy trình tiếp nhận Chứng nhận đối tượng BHXH đối với người Hàn Quốc, cơ quan BHXH TPHCM cho biết đối với đối tượng được NPS Hàn Quốc cấp Chứng nhận đối tượng BHXH lao động phái cử, lao động tuyển dụng tại chỗ theo khoản 1, khoản 2, Mục I.
Hồ sơ đối với NLĐ gồm bản chính Chứng nhận đối tượng BHXH do NPS Hàn Quốc cấp. Đối với NLĐ được tuyển dụng tại chỗ theo quy định tại hiệp định, thêm: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1- TS).
Hồ sơ đối với đơn vị gồm: Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3- TS). Chỉ cần kê khai các nội dung, thông tin tại các điểm: [01], [02], [12], [13].
Trong đó, nội dung [12] ghi: Lao động Hàn Quốc phải cử lao động Hàn Quốc tuyên dụng tại chỗ/công chức, viên chức Hàn Quốc; nội dung [13] ghi: Lao cộng phái cử/tuyển dụng tại chỗ (ghi rõ số lượng) kèm theo.
Báo cáo tình hình sử dụng lao động và danh sách tham gia BHΧΗ, ΒΗΥΤ, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-LT). Trong đó kê khai danh sách lao động phái cử, lao động tuyển dụng tại chỗ/công chức, viên chức Hàn Quốc.
Về quy trình tiếp nhận Chứng nhận đối tượng BHXH của người Hàn Quốc làm việc tại Việt Nam, NLĐ nộp hồ sơ cho đơn vị. Còn đối với đơn vị, nhận hồ sơ của NLĐ, kiểm tra, xác nhận thông tin, nộp hồ sơ của NLĐ và đơn vị cho cơ quan BHXH tỉnh/thành phố hoặc quận/huyện nơi đăng ký tham gia, đóng BHXH cho NLĐ theo phương thức trực tiếp (bản giấy) hoặc trực tuyến.
Về việc dừng đóng BHXH, đối tượng dừng đóng gồm NLĐ đi làm việc ở Hàn Quốc theo hợp đồng đang tham gia BHXH bắt buộc theo quy định tại Luật BHXH năm 2014 và Nghị định số 115/2015/NĐ-CP dừng đóng BHXH bắt buộc từ ngày 1.1.2024.
Từ ngày 1.1.2024 tiếp tục đóng BHXH theo quy định của pháp luật Hàn Quốc, gồm: Người đi làm việc ở Hàn Quốc theo hợp đồng đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, Người đi làm việc ở Hàn Quốc theo theo hợp đồng đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa NLĐ đi làm việc theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề và người đi làm việc ở Hàn Quốc theo theo hợp đồng cá nhân.
Hồ sơ dừng đóng và xác nhận thời gian tham gia BHXH thực hiện theo mục 2, phần IV của văn bản 862.