Xả rác nơi công cộng, cần biện pháp chế tài

ĐÔNG ANH |

Trước sức ép gia tăng dân số, đồng nghĩa việc quá tải về rác thải ở TP.HCM cũng tăng theo. Trong khi chuyện xử lý khối lượng rác thải khủng bình quân 8.700 tấn/ngày còn chưa tới đâu, thì “vấn nạn” xả rác thải nơi công cộng lại đặt ra cho bộ máy quản lý nhà nước TP.HCM nhiều gai góc, chưa biết giải quyết như thế nào…

Nhức nhối tình trạng xả rác nơi công cộng

Bất kỳ ai, bất cứ lúc nào cũng có thể tận mắt chứng kiến hành vi xả rác nơi công cộng của không ít cá nhân vô ý thức. Chỉ cần có đám đông, gánh hàng rong hay quán ăn ven đường là sẽ xuất hiện rác thải ngay. Ghi nhận tại công viên Hoàng Văn Thụ (quận Tân Bình), cứ tầm 5 - 6 giờ chiều, có nhiều nhóm tụ tập, ăn uống. Sau mỗi cuộc vui, khi mọi người rút đi thì vô số rác thải gồm túi ni lông, hộp nhựa, vỏ chai... bỏ lại quanh khu vực. Thực trạng này cũng diễn ra ở hầu hết các công viên trên địa bàn thành phố. Không những vậy, rác thải còn bỏ vô tội vạ trên cầu - điểm giao giữa quận này với quận kia. Tương tự, trên đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh), gần đây xuất hiện rất nhiều rác sinh hoạt… Trên địa bàn quận 1 - được coi là bộ mặt của TP.HCM, việc tìm ra rác thải hoặc bắt tận tay hành vi xả rác nơi công cộng cũng không khó khăn gì.

Đại diện công ty công ích các quận Thủ Đức, quận 3 và quận 1 đều khẳng định, không thể làm xuể với cách người dân thải rác bừa bãi như hiện nay. Theo quy định, các đơn vị sẽ thực hiện quét rác 1 lần/ngày và thời gian quét rác vào ban đêm. Đây cũng là thời gian làm việc tốt nhất để không ảnh hưởng đến chất lượng môi trường sống của người dân và trật tự an toàn giao thông. Do đó, đến khoảng 6 giờ sáng, hoạt động quét rác sẽ kết thúc. Thế nhưng, gần như chỉ khoảng 2 giờ sau, rác lại xả ra đường. Chỉ riêng tại một số quận trung tâm có bố trí lực lượng quét rác lại lần nữa, nhưng cũng rất hạn chế bởi ảnh hưởng lớn đến hoạt động giao thông cũng như an toàn lao động cho công nhân. Và, nếu có quét lại sau giờ cao điểm sáng,  thì sau đó, rác vẫn tràn lan.v.v…

Đại diện Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị TPHCM khẳng định: Tại quận Bình Tân và Tân Phú, công ty thường bố trí công nhân trực quét rác 2 lần/ngày với một ca quét buổi sáng (trước 6 giờ) và một ca quét buổi chiều (sau 20 giờ). Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp công ty phải bố trí công nhân đi dọn rác trong ngày bởi lượng rác phát sinh quá nhiều, gây mất mỹ quan đô thị. Phổ biến nhất thường rơi vào thời điểm sau ca trực quét rác buổi sáng, khi người dân đi tập thể dục về hoặc dậy đi làm mới đem rác trong nhà bỏ ra ngoài đường. Không những thế, rất nhiều người dân sau khi dùng điểm tâm buổi sáng thường vứt thẳng bao, hộp, ly đựng thực phẩm ra đường, bất chấp công ty và chính quyền địa phương đã bố trí thùng rác dọc một số tuyến đường… Ông Đặng Hải Bình - Phó trưởng phòng Phòng TNMT quận 12 - cho biết:  “Do đặc thù quận 12 có tốc độ đô thị hóa nhanh, lượng dân nhập cư nhiều nên quận đang đối mặt với tình trạng rác thải ngày một tăng. Tình trạng xả rác nơi công cộng vẫn tái diễn hàng ngày. Một bộ phận lớn người dân thiếu ý thức, vẫn tiếp tục xả rác không đúng nơi quy định”. 

Hình ảnh đám đông xả rác nơi công cộng sau một đêm lễ hội ở TPHCM. Ảnh: S.H
Hình ảnh đám đông xả rác nơi công cộng sau một đêm lễ hội ở TPHCM. Ảnh: S.H

Xử phạt không tới đâu

Thanh tra Sở TNMT TPHCM cho biết: Điều 20 - Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18-11-2016 của Chính phủ,  quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẫu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định; hành vi vệ sinh cá nhân không đúng nơi quy định; hành vi vứt rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố có khung phạt tiền từ 500.000 - 7.000.000 đồng. Quy định là vậy, nhưng có được bao nhiều trường hợp xử phạt? Trong khi đó, lực lượng phát hiện vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, phần lớn không có thẩm quyền tạm giữ giấy tờ tùy thân của người vi phạm, nên việc xử lý hành vi vi phạm rất khó thực hiện. Ông Nguyễn Toàn Thắng - Giám đốc Sở TNMT  TPHCM - cho hay:  “Mỗi ngày trên địa bàn TP thải ra khoảng 8.700 tấn rác thải sinh hoạt và dự báo đến năm 2020, có khoảng 11.000 tấn rác thải sinh hoạt mỗi ngày. Riêng khu vực công cộng, chiếm đến 2.300 tấn/ngày. Nếu lượng rác này không được tổ chức thu gom, xử lý sẽ dẫn đến tình trạng ô nhiễm, rác trôi xuống cống gây tắc nghẽn dòng chảy, ngập nước”.

Nhiều chuyên gia kinh tế khẳng định, TP.HCM đang chịu sức ép dân số rất lớn. Trung bình mỗi năm, thành phố tiếp nhận khoảng 200.000 người dân di cư từ các tỉnh, thành lân cận vào TP.HCM. Không ít người dân di cư mang theo nếp sống nông thôn và số ít trong đó không tuân theo những quy định về vấn đề bảo vệ môi trường. Áp lực rác thải, áp lực về con người thiếu ý thức bảo vệ môi trường gia tăng. Nhưng nghịch lý, việc xử phạt hành vi vi phạm về xả rác lại … không tới đâu, hay nói cách khác, nặng về hình thức mà thiếu thực chất.

Cần lắm các biện pháp chế tài hiệu quả

Theo các chuyên gia môi trường, để có thể cải thiện chất lượng môi trường, nhất thiết nâng cao ý thức người dân trong vấn đề xả thải. Không dừng lại ở công tác tuyên truyền mà nên kết hợp với chế tài. Cùng với đó, nâng cao vai trò và năng lực của các cơ quan chức năng liên quan, mạnh dạn phân cấp, trao quyền và đề xuất mức phạt hành chính thật nặng với đối tượng có hành vi vi phạm môi trường nói chung và xả rác nơi công cộng nói riêng. Đặc biệt, cần nghiên cứu, xây dựng cơ chế huy động vai trò của người dân, cộng đồng trong việc tham gia phát hiện, ghi hình và xử phạt đối tượng xả rác nơi công cộng. Có như vậy mới hy vọng lập lại môi trường sống xanh, sạch cho thành phố hiện nay. Thời gian gần đây, người dân TPHCM bày tỏ nhiều bức xúc về việc một bộ phận người dân thiếu ý thức đã xả rác bừa bãi ra môi trường, gây mất mỹ quan đô thị, bức tử cống rãnh, ách tắc dòng chảy làm ngập úng trên diện rộng. Không những thế, việc bỏ rác không đúng nơi quy định cũng gây khó khăn cho công tác thu gom, xử lý khiến ngân sách của thành phố đầu tư xử lý rác sinh hoạt ngày càng tăng. Nhiều người dân và đại biểu HĐND góp ý rằng, thành phố nên tăng khung xử phạt hành chính để răn đe các hành vi xả rác bừa bãi và lắp camera để phạt nguội đối với hành vi này. 

Ông Thắng cho biết thêm, thời gian tới, Sở TNMT TPHCM sẽ tiếp tục chủ trì, phối hợp với các đoàn thể, chính quyền cơ sở tổ chức nhiều đợt tuyên truyền về ý thức bảo vệ môi trường, bỏ rác đúng nơi quy định cho người dân. Đồng thời, tổ chức tập huấn, phổ biến các quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (trong đó, có hành vi xả rác nơi công cộng) cho hệ thống chính quyền các quận - huyện, phường - xã.  “Phải kết hợp giữa đẩy mạnh tuyên truyền và  tăng cường xử phạt thì tình trạng xả rác không đúng nơi quy định mới được xử lý triệt để. Ngoài ra, để có căn cứ xử lý vi phạm, thành phố đang tiến hành lắp đặt thêm hệ thống camera ở các khu vực công cộng” - ông Thắng nhấn mạnh.

ĐÔNG ANH
TIN LIÊN QUAN

Để nữ công nhân không còn e ngại khi nói về sức khỏe sinh sản

LÊ AN NHIÊN |

Theo chương trình hợp tác y tế giữa Marie Stopes Việt Nam và Tập đoàn PouChen, nữ công nhân (CN) ở các nhà máy thuộc Tập đoàn PouChen không chỉ được tập huấn về kiến thức sức khỏe sinh sản mà còn được tiếp cận với các dịch vụ chăm...

Trẻ không tích lũy, về già không được “nghỉ hưu” đúng nghĩa

L.TUYẾT |

Theo báo cáo “Lấp đầy khoảng cách” thuộc chuỗi khảo sát “Tương lai hưu trí” của Ngân hàng HSBC vừa công bố, chỉ 26% số người đang trong độ tuổi lao động trên toàn cầu thường xuyên tiết kiệm cho tuổi hưu và chỉ có 1/10 người đang tiết kiệm cho các khoản phí như nhà dưỡng lão hoặc chăm sóc y tế trong tương lai.

Lập tổ công nhân tự quản tại khu nhà trọ đông công nhân

L.TUYẾT |

LĐLĐ quận Thủ Đức (TPHCM) cho biết, đơn vị này vừa phối hợp với Ban chấp hành công đoàn (CĐ) cơ quan phường Tam Phú thành lập tổ công nhân tự quản về an ninh trật tự tại khu nhà trọ đông công nhân trên địa bàn.

Xây nhà không xây trường, các con học ở đâu?

Nhóm PV |

Ở Hà Nội, nhiều khu vực chung cư mọc lên như nấm, nhưng không có trường học. Phụ huynh đôn đáo xin xỏ chạy vạy trái tuyến cho con sang các trường ở phường, xã lân cận để không bị “đói chữ”, hoặc đành phải vào các trường tư với chi phí cao.

Để nữ công nhân không còn e ngại khi nói về sức khỏe sinh sản

LÊ AN NHIÊN |

Theo chương trình hợp tác y tế giữa Marie Stopes Việt Nam và Tập đoàn PouChen, nữ công nhân (CN) ở các nhà máy thuộc Tập đoàn PouChen không chỉ được tập huấn về kiến thức sức khỏe sinh sản mà còn được tiếp cận với các dịch vụ chăm...

Trẻ không tích lũy, về già không được “nghỉ hưu” đúng nghĩa

L.TUYẾT |

Theo báo cáo “Lấp đầy khoảng cách” thuộc chuỗi khảo sát “Tương lai hưu trí” của Ngân hàng HSBC vừa công bố, chỉ 26% số người đang trong độ tuổi lao động trên toàn cầu thường xuyên tiết kiệm cho tuổi hưu và chỉ có 1/10 người đang tiết kiệm cho các khoản phí như nhà dưỡng lão hoặc chăm sóc y tế trong tương lai.

Lập tổ công nhân tự quản tại khu nhà trọ đông công nhân

L.TUYẾT |

LĐLĐ quận Thủ Đức (TPHCM) cho biết, đơn vị này vừa phối hợp với Ban chấp hành công đoàn (CĐ) cơ quan phường Tam Phú thành lập tổ công nhân tự quản về an ninh trật tự tại khu nhà trọ đông công nhân trên địa bàn.

Xây nhà không xây trường, các con học ở đâu?

Nhóm PV |

Ở Hà Nội, nhiều khu vực chung cư mọc lên như nấm, nhưng không có trường học. Phụ huynh đôn đáo xin xỏ chạy vạy trái tuyến cho con sang các trường ở phường, xã lân cận để không bị “đói chữ”, hoặc đành phải vào các trường tư với chi phí cao.