Các kỹ năng học thuật có thể thay đổi, đạo đức con người là cái trường tồn

Anh Nhàn |

Sáng 21.11, tại một hội thảo về giáo dục diễn ra ở TPHCM,  các chuyên gia giáo dục đã có nhiều thảo luận tập trung cho câu hỏi mục tiêu học tập cụ thể là gì?

GS Nguyễn Minh Thuyết – Tổng chủ biên Chương trình cải tiến sách giáo khoa Việt Nam cho rằng việc xác định mục tiêu học tập là chính yếu tố quyết định của người học. “Tôi thấy học sinh Việt Nam mình rất là thông minh. Khi mà được khơi dậy sự sáng tạo thì các em giỏi lắm nhưng phần lớn các em không xác định được mục tiêu học tập. Các em thấy bạn bè đạt được điểm 9, điểm 10 thì cố gắng để đạt được số điểm đó, bạn bè thi vào các trường điểm, các đại học lớn thì mình cũng cố gắng thi vào và có bảng điểm rất cao để ra trường” – ông Thuyết nhấn mạnh.

Tuy vậy, theo ông Thuyết, việc không có mục tiêu nhất định sẽ dẫn đến việc mất phương hướng học tập. “Học sinh chúng ta xác định mục tiêu học tập rất to lớn, trừu tượng như là học để xây dựng và bảo vệ tổ quốc nhưng lại quên mất những mục tiêu nhỏ. Ví dụ như phải học tốt để ra trường có công ăn việc làm tốt, mức thu nhập cao, nuôi sống được bản thân. Chỉ có như vậy thì mới nuôi được gia đình và xa hơn nữa mới nghĩ tới đóng góp cho xã hội, cho tổ quốc” – ông Thuyết cho biết thêm.  

Ông Thuyết kể lại khoảng thời gian mình đến Hy Lạp, ông thấy học sinh tại đây học tiếng Anh rất tốt mặc dù chỉ học 3-4 tiết/tuần. Sau quá trình tìm hiểu thì ông biết được người Hy Lạp đã xác đinh mục tiêu học tập rất cụ thể là ra trường nếu không giỏi tiếng Anh thì sẽ không có việc làm. Vì thế, học sinh Hy Lạp chủ động đọc báo, đọc sách, phục vụ bàn tại các nhà hàng, khách sạn có nhiều người nước ngoài để trau dồi kỹ năng tiếng Anh mà không phải học nhồi nhét kiến thức.

Cũng tại hội thảo, Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng – Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Mỹ TP.HCM cho rằng, học để thực hành đạo đức làm người mới thực là học. Các kỹ năng học thuật có thể thay đổi, đạo đức con người có lẽ là cái sẽ mãi trường tồn. 

Bà Phượng cũng chia sẻ câu chuyện cá nhân của mình: “Gần đây khi có thông tin học Y Khoa 9 năm thì nhiều người kêu than, nhưng bản thân tôi thấy chỉ khi học như vậy mới có nền tảng tốt, đủ khả năng tay nghề cao để chữa bệnh cứu người. Bản thân tôi sau 7 năm học Đại học Y khoa TP.HCM, khi được lựa chọn giữa hành nghề kiếm tiền và học tiếp tôi đã chọn học tiếp. Tất nhiên hành nghề lúc đó cũng được thôi nhưng nếu học có thể giúp tôi cải thiện hơn nghề chữa bệnh, cứu trị được nhiều bệnh nhân hơn, vì thế tôi đã mất tới 11 năm để học y” - bà Phượng nói. 

Anh Nhàn
TIN LIÊN QUAN

Thợ máy Việt Nam thắng lớn ở sân chơi quốc tế

L.TUYẾT |

Trải qua các vòng thi gây cấn ở đêm chung kết vừa diễn ra tại Thái Lan, 3 đại diện Việt Nam gồm các thợ máy Nguyễn Hoàng Khanh, Lê Huy Bình và Lê Minh Hiếu đã xuất sắc trở thành á quân cuộc thi “Siêu Thợ Máy Châu Á Thái Bình Dương 2018”.

Giúp người lao động làm chủ công nghệ

Lê Tuyết |

Chủ động đào tạo mang lại lợi ích cho cả người lao động (NLĐ) và doanh nghiệp (DN). Cụ thể, NLĐ có chỗ đứng vững chắc trong công việc, vững vàng về chuyên môn. DN sẽ chủ động được nguồn nhân lực, đặc biệt là khi thay đổi công nghệ hoặc mở rộng sản xuất.

“Thầy đi về đi, em không học đâu”

Anh Nhàn |

Lần nào đứng trên bục giảng, những thầy cô “sinh viên” cũng có những câu chuyện dở khóc dở cười của riêng mình. Đây được xem là hành trang quý báu trong quảng đời làm gia sư của các sinh viên trẻ tuổi.

Nhà văn Hàn Quốc Eun Hee-kyung: “Tôi viết về khía cạnh thật của đời sống”

M.T |

Sang Việt Nam lần này để trao giải cho sinh viên trong cuộc thi viết cảm nhận văn học Hàn Quốc vào ngày 17.11, nữ nhà văn Eun Hee-yung cho biết, bà tự hào khi tác phẩm của mình trở thành đề tài cho các em phân tích, bình giải.

Thợ máy Việt Nam thắng lớn ở sân chơi quốc tế

L.TUYẾT |

Trải qua các vòng thi gây cấn ở đêm chung kết vừa diễn ra tại Thái Lan, 3 đại diện Việt Nam gồm các thợ máy Nguyễn Hoàng Khanh, Lê Huy Bình và Lê Minh Hiếu đã xuất sắc trở thành á quân cuộc thi “Siêu Thợ Máy Châu Á Thái Bình Dương 2018”.

Giúp người lao động làm chủ công nghệ

Lê Tuyết |

Chủ động đào tạo mang lại lợi ích cho cả người lao động (NLĐ) và doanh nghiệp (DN). Cụ thể, NLĐ có chỗ đứng vững chắc trong công việc, vững vàng về chuyên môn. DN sẽ chủ động được nguồn nhân lực, đặc biệt là khi thay đổi công nghệ hoặc mở rộng sản xuất.

“Thầy đi về đi, em không học đâu”

Anh Nhàn |

Lần nào đứng trên bục giảng, những thầy cô “sinh viên” cũng có những câu chuyện dở khóc dở cười của riêng mình. Đây được xem là hành trang quý báu trong quảng đời làm gia sư của các sinh viên trẻ tuổi.

Nhà văn Hàn Quốc Eun Hee-kyung: “Tôi viết về khía cạnh thật của đời sống”

M.T |

Sang Việt Nam lần này để trao giải cho sinh viên trong cuộc thi viết cảm nhận văn học Hàn Quốc vào ngày 17.11, nữ nhà văn Eun Hee-yung cho biết, bà tự hào khi tác phẩm của mình trở thành đề tài cho các em phân tích, bình giải.