Chàng đầu bếp kể chuyện trồng và kinh doanh rau sạch

An Nhiên |

Nông dân Trần Anh Nguyên chia sẻ hành trình bỏ nghề "củi lửa" để về trồng rau sạch trong chương trình "Nông dân xin chào".

Chia sẻ trong chương trình, nông dân Trần Anh Nguyên (TPHCM) cho biết, anh quan niệm làm việc gì cũng phải đam mê, nhiệt huyết, có tâm với nghề và luôn giữ tín lên hàng đầu bởi vì liên quan đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Hiện tại anh đang quản lý trang trại rau 200.000m2, xuất ra thị trường 3 tấn rau sạch đạt chuẩn VietGap mỗi ngày. Anh còn là người sáng lập Công ty rau sạch Hạo Nguyên.

Chia sẻ về quá trình đến với nghề trồng rau sạch, anh Nguyên cho rằng đó như một cái “duyên”. Gia đình anh gốc là làm nông nên từ nhỏ anh đã biết được cuộc sống khổ cực của người nông dân. Chính vì thế khi lớn lên, anh không nghĩ mình sẽ theo nghề nông.

Anh kể, lúc nấu ăn cho công ty, mỗi khi thấy các bạn kinh doanh mang hợp đồng ký kết sản phẩm nông sản về được mọi người vui vẻ chào đón. Từ đó anh nảy sinh ý tưởng làm thêm kinh doanh, vừa thử sức mình, vừa có thêm thu nhập. Thế là vừa nấu ăn, anh vừa nhận sản phẩm phân bón của công ty giới thiệu cho các hộ trồng rau gần nhà. Cứ thế, dần dần anh đã lấn sân sang nghề kinh doanh.

Không dừng lại ở việc kinh doanh phân bón, anh lại lấn sân sang nghề trồng rau. Vì trong quá trình tiếp xúc với bà con nông dân sản xuất rau cũng như tiếp xúc với những thương lái, anh nhận thấy có nhiều vấn đề liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm.

Đồng thời, giai đoạn năm 2014 tại TP.Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung xảy ra nhiều vụ việc liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm xảy ra ở những bếp ăn tập thể. Trăn trở trước những gì đang diễn ra, anh mạnh dạn tận dụng 1 ha đất trống xung quanh nhà để trồng rau sạch, vừa phục vụ những bữa ăn hàng ngày cho công ty vừa đảm bảo an toàn và chất lượng thực phẩm.

Nói về bí quyết thành công, anh Nguyên cho biết: “Làm việc gì cũng phải đam mê, nhiệt huyết, có tâm với nghề và luôn giữ tín lên hàng đầu. Bởi nghề hiện tại của mình liên quan đến sức khỏe của người tiêu dùng nên mình luôn cố gắng đảm bảo chất lượng sản phẩm. Có như vậy thì người tiêu dùng mới tin tưởng và tìm đến mình”.

An Nhiên
TIN LIÊN QUAN

Tâm huyết nâng tầm giá trị sen của chàng dược sĩ trẻ

An Nhiên |

Là một dược sĩ, anh Khánh Huy đã bỏ công việc tại một công ty dược lớn với mức lương cao để về quê làm ra loại trà hảo hạng từ lá sen, hoa sen.

53% giới trẻ Hàn Quốc ở độ tuổi 20 không muốn kết hôn, sinh con

An Nhiên |

Hơn một nửa số người Hàn Quốc ở độ tuổi 20 chọn cách không muốn kết hôn, sinh con.

Nông dân trẻ kiếm tiền tỉ nhờ nuôi trùn quế

An Nhiên |

"Nông dân xin chào" vừa mang đến câu chuyện của nông dân Nguyễn Văn Sang tại Củ Chi (Giám đốc CTCP Trùn quế Củ Chi) với diện tích nuôi trùn quế hơn 1000m2, thu về hàng tỉ đồng mỗi năm.

Mất tiền tỉ, chàng thạc sĩ kinh tế “trở mình” nhờ kiên trì trồng sâm

An Nhiên |

Khởi nghiệp lần đầu tiên bị thất bại, mất trắng 2 tỉ đồng, thạc sĩ kinh tế Trần Đức An đã vực dậy, ngược đường trở lại vạch xuất phát để đưa sản phẩm sâm Ngọc Linh có “chỗ đứng” trên thế giới.

Tâm huyết nâng tầm giá trị sen của chàng dược sĩ trẻ

An Nhiên |

Là một dược sĩ, anh Khánh Huy đã bỏ công việc tại một công ty dược lớn với mức lương cao để về quê làm ra loại trà hảo hạng từ lá sen, hoa sen.

53% giới trẻ Hàn Quốc ở độ tuổi 20 không muốn kết hôn, sinh con

An Nhiên |

Hơn một nửa số người Hàn Quốc ở độ tuổi 20 chọn cách không muốn kết hôn, sinh con.

Nông dân trẻ kiếm tiền tỉ nhờ nuôi trùn quế

An Nhiên |

"Nông dân xin chào" vừa mang đến câu chuyện của nông dân Nguyễn Văn Sang tại Củ Chi (Giám đốc CTCP Trùn quế Củ Chi) với diện tích nuôi trùn quế hơn 1000m2, thu về hàng tỉ đồng mỗi năm.

Mất tiền tỉ, chàng thạc sĩ kinh tế “trở mình” nhờ kiên trì trồng sâm

An Nhiên |

Khởi nghiệp lần đầu tiên bị thất bại, mất trắng 2 tỉ đồng, thạc sĩ kinh tế Trần Đức An đã vực dậy, ngược đường trở lại vạch xuất phát để đưa sản phẩm sâm Ngọc Linh có “chỗ đứng” trên thế giới.