Đừng quá lo lắng về việc rụng tóc
Căng thẳng sẽ làm tăng nồng độ cortisol khiến tóc rụng nhiều hơn. Trên thực tế, căng thẳng làm các nang tóc không tạo ra các sợi tóc mới, làm tóc dễ rụng khi gội đầu và chải tóc. Vì vậy, khi bị rụng tóc, không nên quá lo lắng, điều này sẽ làm tình trạng rụng tóc trầm trọng hơn.
Tránh hút thuốc
Hút thuốc làm tăng nồng độ metalloproteinase, gây hại cho mái tóc. Hàm lượng metalloproteinase khiến tóc rụng, giảm lưu lượng máu đến da đầu và gây tổn thương DNA của các nang tóc. Vì vậy, khi bắt đầu rụng tốt, nên tránh xa khói thuốc lá. Ngoài ra, khói thuốc còn phá hoại phổi, tim và sức khỏe tổng thể.
Tránh tạo kiểu tóc bằng nhiệt
Tạo kiểu tóc bằng các dụng cụ làm nóng sẽ phá vỡ các liên kết trong thân tóc. Từ đó, tóc bị tổn thương, dễ gãy, rụng. Sử dụng máy sấy tóc, kẹp uốn và duỗi tóc hằng ngày thường làm cho tóc khô, dễ gãy rụng. Do đó, để giảm rụng tóc, cần tránh sử dụng các dụng làm nóng tạo kiểu tóc.
Tránh tiêu thụ thực phẩm có chỉ số đường huyết cao và ít protein
Ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, chẳng hạn như bánh mì trắng, khoai tây chiên, mì ống, nước trái cây có thêm đường, nước ngọt, soda, bánh rán, có thể dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng. Các thực phẩm này nhiều calo, làm cơ thể có cảm giác no, không ăn thêm các nguồn thực phẩm khác. Thiếu hụt dinh dưỡng về lâu dài sẽ làm tóc yếu dễ gãy rụng.
Bên cạnh đó, protein hóa sừng là thành phần chính cấu thành tóc. Thiếu hụt protein sẽ làm tóc xơ xác, dễ gãy rụng. Nên ăn các loại thực phẩm giàu protein như yến mạch, quả óc chó, trứng, đậu và cá để kích thích mọc tóc trở lại.