Từ 1.1.2021, Hà Nội không còn hoạt động đốt rơm rạ

Nguyễn Hà |

Hà Nội đặt mục tiêu từ 1.1.2021, 100% rơm rạ và phụ phẩm cây trồng phát sinh được thu gom, tái sử dụng hoặc xử lý bảo đảm các yêu cầu về kỹ thuật môi trường; không còn hoạt động đốt rơm rạ và phụ phẩm cây trồng.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Chỉ thị số 15/CT-UBND, về việc tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động đốt rơm rạ, các phụ phẩm cây trồng và chất thải khác không đúng quy định nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường thành phố.

Theo đó, UBND thành phố giao các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã thường xuyên tổ chức giám sát, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi đốt chất thải rắn sinh hoạt tại địa phương; xây dựng hệ thống giám sát cộng đồng và hệ thống thông tin nhằm phát hiện, tố cáo các hành vi đốt rác thải rắn sinh hoạt tại địa bàn; hợp đồng chặt chẽ, quy định rõ trách nhiệm các đơn vị nhận đặt hàng công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn; tổ chức thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt theo quy định hiện hành và triển khai các biện pháp khác nhằm chấm dứt hoàn toàn tình trạng đốt rác thải sinh hoạt trên địa bàn.

Đến ngày 30.9.2020, các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức tuyên truyền thông báo đến mọi tầng lớp dân cư, các tổ dân phố, thôn, xóm, bản làng về chủ trương của thành phố trong việc thực hiện quy trình thu gom, vận chuyển và xử lý rơm rạ, phụ phẩm cây trồng và chất thải khác theo các quy định hiện hành; đánh giá hiện trạng, xác định nguyên nhân đốt và giải pháp nhằm kiểm soát tốt công tác quản lý rác thải và rơm rạ, phụ phẩm cây trồng trên địa bàn quản lý.

Đến ngày 31.12.2020, thực hiện các biện pháp hỗ trợ để người dân không đốt rơm rạ, phụ phẩm cây trồng sau khi thu hoạch và chuyển sang các giải pháp xử lý khác thân thiện với môi trường và đảm bảo sức khỏe cộng đồng nhằm chấm dứt hoàn toàn tình trạng đốt rơm rạ và phụ phẩm cây trồng trước ngày 31.12.2020.

Từ ngày 1.1.2021: 100% rơm rạ và phụ phẩm cây trồng phát sinh được thu gom, tái sử dụng hoặc xử lý đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật môi trường; Không còn hoạt động đốt rơm rạ, các phụ phẩm cây trồng và chất thải rắn thải sinh hoạt không đúng quy định trên địa bàn thành phố.

Ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiến tiến, hiện đại trong công tác thu hoạch sản phẩm, thu gom, vận chuyển, xử lý rơm rạ và phụ phẩm cây trồng đảm bảo thân thiện với môi trường và sức khỏe cộng đồng; nghiên cứu, ứng dụng mô hình tính toán phát thải, giám sát và công bố công khai tình trạng đốt rơm rạ và phụ phẩm cây trồng trên địa bàn thành phố nhằm kiểm soát chặt chẽ trách nhiệm thực thi của chính quyền địa phương về tình trạng đốt rơm rạ, phụ phẩm cây trồng diễn ra trên địa bàn quản lý.

UBND thành phố giao Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và giám sát UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện chỉ thị; tổ chức tuyên truyền, soạn thảo và cung cấp tài liệu tuyên truyền về tác hại của việc đốt rơm rạ và phụ phẩm cây trồng, chất thải khác không đúng quy định đến sức khỏe và môi trường; nghiên cứu, ứng dụng mô hình phân tích ảnh hưởng của việc đốt rơm rạ đến môi trường không khí và sức khỏe cộng đồng nhằm đánh giá hiện trạng và ảnh hưởng của đốt rơm rạ và phụ phẩm cây trồng trên địa bàn thành phố, phục vụ công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, xây dựng và thực thi chính sách, giám sát trách nhiệm thực thi của chính quyền các cấp trên địa bàn thành phố.

Nguyễn Hà
TIN LIÊN QUAN

TPHCM giảm mạnh chỉ số ô nhiễm không khí

Thanh Chân |

Chiều 27.11, bầu trời TPHCM bất ngờ trở nên trong xanh sau nhiều ngày trắng đục vì ô nhiễm không khí, chỉ số ô nhiễm không khí giảm.

Chuyên gia mách nước giúp con bạn "sống khoẻ" trong không khí ô nhiễm

HÀ PHƯƠNG |

Chất lượng không khí ở Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh nhiều ngày liền ở ngưỡng xấu. Tình hình ô nhiễm môi trường là yếu tố góp phần khiến trẻ dễ mắc bệnh đường hô hấp. Theo khuyến cáo của các bác sĩ, cha mẹ cần tạo môi trường sống sạch sẽ cho con em.

Bãi rác gây ô nhiễm tràn ngập vỉa hè, lòng đường

Nguyễn Long |

Từ nhiều tháng nay trên đường D15 - trong khu Công nghệ cao, thuộc địa bàn phường Tăng Nhơn Phú B, quận 9, TPHCM (đoạn gần điểm giao với đường Bưng Ông Thoàn), xuất hiện một bãi rác tự phát rất “khủng”, gây ô nhiễm trầm trọng. Rác thải sinh hoạt nhiều đến nỗi không chỉ đầy phần vỉa hè, mà còn tràn cả xuống lòng đường.

TPHCM giảm mạnh chỉ số ô nhiễm không khí

Thanh Chân |

Chiều 27.11, bầu trời TPHCM bất ngờ trở nên trong xanh sau nhiều ngày trắng đục vì ô nhiễm không khí, chỉ số ô nhiễm không khí giảm.

Chuyên gia mách nước giúp con bạn "sống khoẻ" trong không khí ô nhiễm

HÀ PHƯƠNG |

Chất lượng không khí ở Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh nhiều ngày liền ở ngưỡng xấu. Tình hình ô nhiễm môi trường là yếu tố góp phần khiến trẻ dễ mắc bệnh đường hô hấp. Theo khuyến cáo của các bác sĩ, cha mẹ cần tạo môi trường sống sạch sẽ cho con em.

Bãi rác gây ô nhiễm tràn ngập vỉa hè, lòng đường

Nguyễn Long |

Từ nhiều tháng nay trên đường D15 - trong khu Công nghệ cao, thuộc địa bàn phường Tăng Nhơn Phú B, quận 9, TPHCM (đoạn gần điểm giao với đường Bưng Ông Thoàn), xuất hiện một bãi rác tự phát rất “khủng”, gây ô nhiễm trầm trọng. Rác thải sinh hoạt nhiều đến nỗi không chỉ đầy phần vỉa hè, mà còn tràn cả xuống lòng đường.