Dương Thuý Vi và kỳ ASIAD cuối cùng

HOÀI ĐAN |

​ASIAD 18 có thể coi kỳ Á vận hội cuối cùng của VĐV wushu Dương Thuý Vi. Thế nhưng, cô chỉ có thể rời giải đấu với chiếc huy chương đồng. Đây là điều khiến nhiều người tiếc nuối.

Thuý Vi chấn thương đeo đẳng sự nghiệp

Tại ASIAD 2014, Dương Thúy Vi đã làm nên chiến thắng thực sự sau hai bài quyền được thể hiện xuất sắc. Đối thủ bám đuổi sát nút của cô là người Macau - võ sĩ Li Yi. Sau hai phần thi, Vi đạt tổng điểm 19,41, bởi ở phần thi kiếm thuật buổi sáng Thuý Vi giành được 9,71 điểm, chỉ hơn đối thủ vẻn vẹn 0,1 điểm, trở thành VĐV đầu tiên giành HCV cho đoàn TTVN tại kỳ ASIAD 2014.

Kể từ năm 1994, wushu Việt Nam đã có những HCB của Nguyễn Thúy Hiền (ASIAD 1998), Ngọc Oanh (ASIAD 2002), Quốc Khánh, Quốc Vinh, Đức Trung (ASIAD 2006), Thanh Tùng và 3 HCB tán thủ tại ASIAD 2010.

Dương Thúy Vi là đương kim vô địch SEA Games ở nội dung kiếm thuật nữ trong 3 kỳ liên tiếp 2013, 2015 và 2017. Tại giải vô địch thế giới năm 2013 cũng tại Kuala Lumpur, Thúy Vi từng lên ngôi vô địch nội dung quyền thuật nữ. Cho đến nay, đây vẫn là chức vô địch thế giới duy nhất của cô.

Thúy Vi là người có duyên “mở hàng” HCV cho Đoàn TTVN tại các kỳ đại hội thể thao lớn. Trước đó, tại SEA Games 2013, Thúy Vi là người mang về HCV đầu tiên cho Việt Nam ở nội dung thương thuật. Tới ASIAD 2014, cô tiếp tục “mở hàng” với HCV nội dung biểu diễn thương thuật và kiếm thuật.

Dương Thuý Vi từng khiến tất cả ấn tượng với những chia sẻ trong cảm xúc đầy phấn khích sau khi giành HCV tại SEA Games 29 rằng, cô dành chính tấm HCV cho bản thân mình, cho những nỗ lực của mình bao ngày khổ luyện với những chấn thương mang trên mình. Đó là chia sẻ rất thật trước truyền thông mà không hề màu mè. Bởi cảm xúc ngay vừa chiến thắng, VĐV được sống thật với lòng mình và nghĩ về những giá trị gần gũi nhất.

Nhưng ít người biết rằng Vi vẫn mang trên mình nhiều chấn thương trong suốt những năm qua. Năm 2008, trong một lần biểu diễn, Thuý Vi bị trật cổ chân nhưng vẫn cố hoàn thành bài thi. Sau đó, cô phải nhờ đồng đội bế ra ngoài sàn đấu. Tại ASIAD 2014 ở Incheon (Hàn Quốc), Thúy Vi dù bị chấn thương dai dẳng nhưng nén đau tiếp tục tập luyện và thi đấu để giành tấm HCV duy nhất cho Đoàn TTVN. Tại SEA games 29 vừa qua, cô cũng đã thi đấu khi mang trong mình chấn thương.

Chia sẻ về những lần nén đau để thi đấu, Thuý Vi cho biết: “Chuyện tôi nén đau thi đấu chỉ là tiếng nói nhỏ cho nỗi niềm của nhiều VĐV thể thao mà thôi. Nhưng rồi quen và mình tìm cách sống chung với nó. Bác sĩ nói với tôi rằng phải ngừng vận động, bỏ tập luyện và thi đấu mới có thể bình phục. Nhưng tôi không từ bỏ, tiếp tục gắn bó, cố gắng với wushu”.

Mãn nguyện với Huy chương đồng

Tại ASIAD 18, Dương Thuý Vi được xem là niềm hy vọng “vàng” của thể thao Việt Nam. Sau SEA Games 29, Thuý Vi đã rất nỗ lực tập luyện để tiếp tục cống hiến cho tổ quốc ở kỳ đại hội Châu Á cuối cùng của sự nghiệp.

Thế nhưng, Thuý Vi chỉ giành được HCĐ ở nội dung thương thuật nữ. Cô giành được 9.7 điểm trong bài thi thương thuật. Tổng điểm sau 2 bài thi thương thuật và kiếm thuật là 19.40 điểm, qua đó chỉ đem về HCĐ cho đoàn TTVN.

Thuý Vi chia sẻ: “Tôi đã nỗ lực hết khả năng dù thành tích không thật sự như ý. Lúc này, tôi chỉ có thể nói được như vậy và sẽ nỗ lực hơn nữa trong tập luyện. Dù rất tiếc với tấm HCĐ này và nó không đáp ứng được kỳ vọng của bản thân, nhưng dù sao tôi cũng đã cố gắng hết mình.

Tôi nghĩ là với bản thân tôi, tôi đã chiến thắng chính mình và sẽ giành thành tích cao hơn. Đây là giải đấu 4 năm mới có một lần và 4 năm trước tôi từng vô địch. Nên đương nhiên tôi nghĩ mình áp lực hơn mọi người rất nhiều. Tôi nghĩ điều đó đã ít nhiều tác động tới bài thi của mình".

Bên cạnh đó, Thuý Vi cũng tỏ ra khát bất ngờ với sự tiến bộ của các đối thủ. Đặc biệt là VĐV Iran đã vượt qua mình để giành HCB. Vi nói: “Năm ngoái, ở giải vô địch thế giới, VĐV này đã thi với tôi, cả hai đã gặp nhau nhiều lần. Đây là một VĐV trẻ có tiềm năng. Nhưng thật sự ở giải thế giới vừa rồi, đối thủ này không ở trong tầm ngắm của tôi. VĐV này đã thi nhiều nên ta biết trình độ của họ. Nhưng năm nay, bạn ấy đã tiến bộ hơn rất nhiều. Thành tích tốt hơn của VĐV này khiến tôi có chút bất ngờ”.

Mặc dù chưa hài lòng với thành tích ở giải đấu năm nay, nhưng thuý Vi mãn nguyện với những gì mình đã giành được. Bởi đây được xem như kỳ ASIAD cuối cùng của cô. Với những gì đã đóng góp cho thể thao nước nhà, Thuý Vi vẫn là vận động viên xứng đáng được vinh danh. Có thể Vi sẽ chia tay nghiệp VĐV sau giải đấu này.

Đến đây, nhiều người sẽ lắng lại khi nhớ đến những chia sẻ của Thuý Vi tại lễ vinh danh “công dân thủ đô ưu tú” năm 2017. Vi nói: “Tôi đã có tới 17 năm tham gia tập luyện thi đấu. Tuổi thanh xuân của tôi gắn liền với phòng tập, với mồ hôi, nước mắt. Chúng tôi đã đánh đổi tuổi trẻ, thanh xuân, thời gian cho gia đình để dành hết cho ngày hôm nay. Sau những tấm huy chương là một câu chuyện rất dài… Tuổi nghề VĐV chúng tôi rất ngắn. Đặc biệt, với các môn thể thao thành tích cao càng khó xác định được. Chấn thương nặng sẽ phải lên bàn mổ, có thể phải bỏ luôn giấc mơ của mình. Đó là những gì mà các VĐV phải đối mặt”.

Hy vọng, Thuý Vi sẽ tiếp tục đóng góp tài năng của mình cho TTVN ở những giải đấu tiếp theo trong một vai trò khác.

HOÀI ĐAN
TIN LIÊN QUAN

Gian khó rèn bản lĩnh người thợ

LÊ AN NHIÊN |

Khi gặp khó khăn, người thợ không né tránh mà sẵn sàng lao vào thử thách, không chỉ khắc phục hạn chế, họ còn có những sáng kiến, cải tiến mới, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động tại doanh nghiệp.

Giảng viên trẻ dạy tiếng Việt trên đất Lào

ANH NHÀN |

Họ, những người hàng ngày đứng trên bục giảng tại các trường ĐH ở Việt Nam và mỗi mùa hè, họ lại xung phong lên đường sang nước bạn Lào, dùng phấn trắng, bảng đen, và sức trẻ nhiệt huyết để tiếp tục công việc truyền đạt con chữ. Họ chính là hai giảng viên trẻ Nguyễn Thái Cường (Trường ĐH Luật TPHCM) và Nguyễn Thế Trường (Trường dự bị Đại học TPHCM).

Nữ cơ trưởng 8x người Việt: Không gì bằng được bay trên bầu trời quê hương

Lâm Anh |

“Được bay trên bầu trời quê hương Việt Nam, nghiêng cánh chào quê cha Hà Tĩnh có ngã ba Đồng Lộc anh hùng, nơi quê mẹ Quảng Bình đứng đầu tuyến lửa, đưa đón hành khách đến mọi miền Tổ quốc thật không có hạnh phúc nào bằng.” – Lê Thị Bích Hồng nữ phi công người Việt đầu tiên của Jetstar Pacific chia sẻ.

Nữ sinh đất Hồng Lam được tuyển thẳng vào 7 trường Đại học

ANH ĐỨC |

Với sự nỗ lực cố gắng sau 12 năm học tập, kết quả em Kiều Anh Phương ở tổ dân phường Trung Lương, thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh)- học sinh trường chuyên Hà Tĩnh được tuyển thẳng vào 7 trường Đại học tốp đầu của cả nước. Đó không chỉ là niềm vinh dự của bản thân em và gia đình mà là niềm tự hào của vùng đất học Hồng Lam.

Gian khó rèn bản lĩnh người thợ

LÊ AN NHIÊN |

Khi gặp khó khăn, người thợ không né tránh mà sẵn sàng lao vào thử thách, không chỉ khắc phục hạn chế, họ còn có những sáng kiến, cải tiến mới, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động tại doanh nghiệp.

Giảng viên trẻ dạy tiếng Việt trên đất Lào

ANH NHÀN |

Họ, những người hàng ngày đứng trên bục giảng tại các trường ĐH ở Việt Nam và mỗi mùa hè, họ lại xung phong lên đường sang nước bạn Lào, dùng phấn trắng, bảng đen, và sức trẻ nhiệt huyết để tiếp tục công việc truyền đạt con chữ. Họ chính là hai giảng viên trẻ Nguyễn Thái Cường (Trường ĐH Luật TPHCM) và Nguyễn Thế Trường (Trường dự bị Đại học TPHCM).

Nữ cơ trưởng 8x người Việt: Không gì bằng được bay trên bầu trời quê hương

Lâm Anh |

“Được bay trên bầu trời quê hương Việt Nam, nghiêng cánh chào quê cha Hà Tĩnh có ngã ba Đồng Lộc anh hùng, nơi quê mẹ Quảng Bình đứng đầu tuyến lửa, đưa đón hành khách đến mọi miền Tổ quốc thật không có hạnh phúc nào bằng.” – Lê Thị Bích Hồng nữ phi công người Việt đầu tiên của Jetstar Pacific chia sẻ.

Nữ sinh đất Hồng Lam được tuyển thẳng vào 7 trường Đại học

ANH ĐỨC |

Với sự nỗ lực cố gắng sau 12 năm học tập, kết quả em Kiều Anh Phương ở tổ dân phường Trung Lương, thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh)- học sinh trường chuyên Hà Tĩnh được tuyển thẳng vào 7 trường Đại học tốp đầu của cả nước. Đó không chỉ là niềm vinh dự của bản thân em và gia đình mà là niềm tự hào của vùng đất học Hồng Lam.