5 loại thực phẩm nảy mầm chứa độc tố, không nên sử dụng

Ngọc Lê |

Với giá cả vừa túi tiền lại chứa nhiều chất dinh dưỡng, các loại  thực phẩm như lạc, khoai lang, khoai tây,.. đã trở thành những món ăn quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt. Tuy nhiên, khi những loại củ này mọc mầm thì lại trở thành mối nguy hiểm cần phải cảnh giác.

Khoai lang mọc mầm

Về bản chất, khoai lang mọc mầm tuy không sinh ra độc tố nhưng chúng lại dễ dàng bị nhiễm nấm mốc. Những loại nấm mốc sinh sản trên khoai mọc mầm sẽ khiến khoai lang có những đốm nâu hay đốm đen. 

Khoai lang mọc mầm sẽ gây ra nhiều độc tố ảnh hưởng tới sức khoẻ con người. Ảnh: N.L
Khoai lang mọc mầm sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khoẻ con người. Ảnh: N.L

Quan sát nếu thấy trên thân củ khoai xuất hiện các đốm màu nâu hay đen thì có khả năng củ khoai đó đã bị nhiễm độc tố do nấm mốc sản sinh ra. Một số người khi ăn phải loại khoai này sẽ bị nôn mửa, đau bụng, chóng mặt, hoa mắt, ….

Ngay cả sau khi được nấu chín ở nhiệt độ cao độc tố vẫn còn, có thể làm hỏng dần chức năng gan ở người. 

Khoai tây mọc mầm

Khi khoai tây mọc mầm, hàm lượng glycoalkaloid của nó bắt đầu tăng lên. Do đó, ăn khoai tây đã nảy mầm có thể khiến bạn vô tình tiêu thụ quá nhiều các hợp chất này dẫn tới ngộ độc.

Ở liều tiêu thụ thấp, glycoalkaloid dư thừa thường dẫn đến nôn mửa, tiêu chảy. Khi tiêu thụ với số lượng lớn hơn, chúng có thể gây ra huyết áp thấp, mạch nhanh, sốt, đau đầu và thậm chí trong một số trường hợp có thể dẫn tới tử vong.

Ngoài ra, một vài nghiên cứu nhỏ đã chỉ ra rằng ăn khoai tây mọc mầm khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh. Do đó, phụ nữ mang thai nên tránh hoàn toàn việc ăn khoai tây mọc mầm.

Lạc/đậu phộng mọc mầm

Có rất nhiều độc tố phát sinh từ hạt lạc đã nảy mầm, trong đó phải kể đến nhiều nhất đó là hoàng khúc – đây là sản phẩm của một loại nấm mốc. Trong điều kiện độ ẩm khoảng 85%, nhiệt độ từ 30 - 38 độ C thì độc tố này được sản sinh càng nhiều. 

Chất độc này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người, mà còn tác động đến hầu hết động vật. Các nhà khoa học Anh đã thử nghiệm lấy thức ăn có chứa độc hoàng khúc cho khỉ ăn. Kết quả là có rất nhiều con khỉ đã được xác định mắc ung thư gan. 

Nhiều bà nội trợ hay có thói quen tiếc của nên khi lạc mọc mầm vẫn sử dụng. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều loại thực phẩm này sẽ có nguy cơ gây ra bệnh ung thư.

Gừng mọc mầm

Gừng bị mọc mầm mặc dù vẫn còn vị cay nhưng cũng nguy hiểm nếu dùng, vì nếu chế biến nó có thể sinh ra chất lưu huỳnh, độc tố gây tổn thương cho gan.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, do quá trình dập nát, cũ hỏng mà bên trong củ gừng đã xảy ra một chất độc hại có tên là shikimol.

Khi ăn loại gừng này, dạ dày và ruột hấp thụ được rất ít chất dinh dưỡng, có khi nó còn làm cho tế bào gan nhiễm độc và tổn hại tới chức năng bài tiết của gan.

Hành, tỏi mọc mầm

Đối với các loại củ sử dụng làm gia vị trong các bữa ăn hằng ngày như tỏi, hành,... khoa học đã chứng minh khi củ mọc mầm không gây độc tố. 

Không nên sử dụng hành đã mọc mầm. Ảnh: N.L
Không nên sử dụng hành đã mọc mầm. Ảnh: N.L

Tuy nhiên, nhiều người thường không ăn các loại củ làm gia vị này khi đã bị mọc mầm. Nguyên nhân là do khi bị mọc mầm, các chất dinh dưỡng sẽ được nuôi cái mầm đó, vì thế, tỏi, hành bị xốp, ọp, mất đi chất tinh dầu nên không còn thơm ngon và dậy mùi.

Ngọc Lê
TIN LIÊN QUAN

Chăm sóc và phòng ngừa tổn thương tì đè ở người cao tuổi

Tâm An |

Người cao tuổi khi mắc các bệnh lý tai biến, liệt hoặc sau các phẫu thuật lớn như phẫu thuật gãy cổ xương đùi, đặt stent…thường phải nằm lâu, không được xoay trở nên dễ xuất hiện các vết loét tì đè. Tùy vào mức độ tổn thương cần có can thiệp điều trị và chăm sóc phù hợp.

Phụ huynh cần lưu ý những nguyên nhân gây ngộ độc ở trẻ em

Lệ Hà |

Trong cuộc sống hàng ngày, có rất nhiều nguyên nhân gây ngộ độc ở trẻ em. Những nguyên nhân phổ biến có thể kể đến do người lớn thiếu kiến thức, ngộ độc không cố ý, ngộ độc do tự tử, ngộ độc do thầy thuốc gây ra...

Hiểu đúng để chủ động phòng tránh bệnh bạch hầu

Anh Nhàn |

Bệnh bạch hầu xuất hiện ở Đắk Nông, Gia Lai và TPHCM khiến nhiều người lo ngại. Cách hiệu quả nhất để phòng tránh bệnh bạch hầu là tiêm vắc - xin đủ mũi, đúng lịch; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; giữ cho nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ, có đủ ánh sáng...

5 điều cần biết khi quyết định xoá xăm

Tâm An |

Hình xăm là một hình thức ghi dấu bằng mực, từ đó làm thay đổi sắc tố da. Sau quá trình sử dụng, nhiều người đã có quyết định xoá hình xăm. Vậy trước khi xoá hình xăm cần lưu ý những gì? 

Chăm sóc và phòng ngừa tổn thương tì đè ở người cao tuổi

Tâm An |

Người cao tuổi khi mắc các bệnh lý tai biến, liệt hoặc sau các phẫu thuật lớn như phẫu thuật gãy cổ xương đùi, đặt stent…thường phải nằm lâu, không được xoay trở nên dễ xuất hiện các vết loét tì đè. Tùy vào mức độ tổn thương cần có can thiệp điều trị và chăm sóc phù hợp.

Phụ huynh cần lưu ý những nguyên nhân gây ngộ độc ở trẻ em

Lệ Hà |

Trong cuộc sống hàng ngày, có rất nhiều nguyên nhân gây ngộ độc ở trẻ em. Những nguyên nhân phổ biến có thể kể đến do người lớn thiếu kiến thức, ngộ độc không cố ý, ngộ độc do tự tử, ngộ độc do thầy thuốc gây ra...

Hiểu đúng để chủ động phòng tránh bệnh bạch hầu

Anh Nhàn |

Bệnh bạch hầu xuất hiện ở Đắk Nông, Gia Lai và TPHCM khiến nhiều người lo ngại. Cách hiệu quả nhất để phòng tránh bệnh bạch hầu là tiêm vắc - xin đủ mũi, đúng lịch; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; giữ cho nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ, có đủ ánh sáng...

5 điều cần biết khi quyết định xoá xăm

Tâm An |

Hình xăm là một hình thức ghi dấu bằng mực, từ đó làm thay đổi sắc tố da. Sau quá trình sử dụng, nhiều người đã có quyết định xoá hình xăm. Vậy trước khi xoá hình xăm cần lưu ý những gì?