Biến chứng khó lường của dị vật đường thở

Hà Lê |

Dị vật đường thở là một thuật ngữ để gọi một vật lạ rơi vào trong đường thờ, thường tai nạn xảy ra khi ăn mà cười, ăn không đúng cách. Việc xử trí dị vật đường thở đòi hỏi phải nhanh chóng và chính xác.

Trường hợp bệnh nhân Đ.B.B, sinh năm 1953 ở tỉnh Hải Dương nhập viện sau hóc xương gà. Sau hóc xương, bệnh nhân có các triệu chứng khó thở, ho, đau tức ngực. Bệnh nhân cố khạc nhưng không ra được, khi xuất hiện các triệu chứng, bệnh nhân đi khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương, được chụp cắt lớp vi tính lồng ngực phát hiện dị vật cản quản trong lòng phế quản gốc trái, sau đó được chuyển tuyến đến Trung tâm Hô hấp (Bệnh viện Bạch Mai) để xét nội soi phê quản can thiệp lấy dị vật.

Một tuần trước khi vào viện, bệnh nhân Đ.B.B bị hóc xương gà khi trong khi ăn. Sau khi bị hóc dị vật, bệnh nhân thấy khó thở, đau tức ngực, ho khan nhiều. Bệnh nhân cố gắng tự khạc với mong muốn để cố gắng đẩy dị vật ra ngoài nhưng không được. Cảm giác khó thở, ho khan ngày càng nặng.

Các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai quyết định nội soi phế quản can thiệp lấy dị vật đường thở. Dị vật trong đường thở là mảnh xương nằm trong phế quản gốc trái, cắm sâu vào niêm mạc phế quản, nguy cơ gây chảy máu đường thở, nhiễm trùng, áp xe phổi.

PGS.TS Phan Thu Phương – Giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai cho biết hóc xương rất nguy hiểm, tùy vào vị trí có thể gây đâm xuyên vào phổi, nguy cơ chảy máu đường thở, nhiễm trùng, áp xe phổi thậm chí tử vong cao nếu không được xử trí sớm.

Một số lời khuyên để phòng tránh dị vật đường hô hấp:

- Không cười đùa nói chuyện khi ăn, cần chú ý phải nhai kỹ để không bị hóc các dị vật như xương gà, xương cá, xương lợn…

- Khi có dấu hiệu khó nuốt, khó thở cần phải đến bệnh viện ngay để điều trị sớm, tránh các biến chứng có thể xảy ra như áp xe, dò vào trung thất, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi…

- Khi bị hóc dị vật, người dân cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, xử trí kịp thời. Tuyệt đối không nên tự ý xử trí tại nhà khi hóc dị vật, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

- Cần chú ý phòng tránh ở những bệnh nhân có nguy cơ cao như: bệnh nhân bị rối loạn chức năng nuốt, bệnh nhân có tiền sử bệnh thần kinh, tâm thần, người giả, trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo.

Hà Lê
TIN LIÊN QUAN

Cảnh báo dị vật mắc trong vùng kín của trẻ

TÂM AN |

Gần đây, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM) tiếp nhận những ca bệnh có di vật mắc trong vung kín của trẻ. Các bác sĩ cảnh báo phụ huynh cần chú ý khi chăm sóc bé, đồng thời chỉ dạy, dặn dò trẻ không nên nghịch dại nhét dị vật vào cơ thể mình để tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Hậu quả khôn lường khi để trẻ nhỏ chơi những dị vật

Ngọc Lê |

Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TPHCM) cho biết, vừa tiếp nhận một trường hợp bé gái 7 tuổi đi khám bệnh vì rỉ dịch âm đạo kéo dài, do nhét dị vật vào âm đạo.

Nội soi lồng ngực cứu sống bé trai 8 tháng nuốt phải xương lươn lúc ăn dặm

Tâm An |

Trong lúc ăn dặm, bé trai 8 tháng tuổi nuốt phải xương lươn. Các bác sĩ bệnh viện Nhi đồng 2 đã phẫu thuật nội soi lồng ngực cứu sống bé. 

Cảnh báo dị vật mắc trong vùng kín của trẻ

TÂM AN |

Gần đây, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM) tiếp nhận những ca bệnh có di vật mắc trong vung kín của trẻ. Các bác sĩ cảnh báo phụ huynh cần chú ý khi chăm sóc bé, đồng thời chỉ dạy, dặn dò trẻ không nên nghịch dại nhét dị vật vào cơ thể mình để tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Hậu quả khôn lường khi để trẻ nhỏ chơi những dị vật

Ngọc Lê |

Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TPHCM) cho biết, vừa tiếp nhận một trường hợp bé gái 7 tuổi đi khám bệnh vì rỉ dịch âm đạo kéo dài, do nhét dị vật vào âm đạo.

Nội soi lồng ngực cứu sống bé trai 8 tháng nuốt phải xương lươn lúc ăn dặm

Tâm An |

Trong lúc ăn dặm, bé trai 8 tháng tuổi nuốt phải xương lươn. Các bác sĩ bệnh viện Nhi đồng 2 đã phẫu thuật nội soi lồng ngực cứu sống bé.