Hậu quả khôn lường khi để trẻ nhỏ chơi những dị vật

Ngọc Lê |

Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TPHCM) cho biết, vừa tiếp nhận một trường hợp bé gái 7 tuổi đi khám bệnh vì rỉ dịch âm đạo kéo dài, do nhét dị vật vào âm đạo.

Thông tin từ người nhà cho biết tầm 1 tháng nay người nhà thấy quần cháu có dính dịch rất hôi, sau đó mới phát hiện thấy có nước trắng đục chảy ra từ bộ phận sinh dục của cháu. Người nhà đã đưa cháu đi khám bác sĩ tư nhiều lần, uống thuốc nhưng không cải thiện.

Các bác sĩ ở bệnh viện Nhi Đồng 1 đã siêu âm ghi nhận, lòng âm đạo có dị vật kích thước 16x30mm. Sau đó, bệnh nhi được các bác sĩ Khoa Ngoại Thận – Tiết niệu chuyển phòng mổ để thám sát lấy dị vật là 1 viên pin đã bị ăn mòn và thủng lỗ cùng nhiều bột than bị thoát ra ngoài.

Dị vật được các bác sĩ bệnh viện Nhi Đồng 1 lấy ra ngoài. Ảnh: BVCC

Theo ThS. BS Hồ Trung Cường và BS Nguyễn Tài Ân, người trực tiếp tham gia điều trị: “Sau khi lấy dị vật ra ngoài, bằng kẹp phẫu tích, chúng tôi quan sát thấy bên trong còn nhiều dịch mủ, giả mạc và mụi than đen từ trong viên pin do viên pin đã nằm bên trong một thời gian dài nên bị ăn mòn và thoát than ra ngoài. Chúng tôi tiến hành đưa ống nhỏ vào trong lòng âm đạo để không làm tổn thương màng trinh, sau đó bơm rửa đến khi nước trong”.

Cũng từ trường hợp này, ThS. BS Hồ Trung Cường cho biết thêm, tại khoa Ngoại Thận – Tiết niệu, Bệnh viện Nhi Đồng 1, thường xuyên tiếp nhận các tình huống tương tự, có thể do tiết dịch âm đạo bất thường, viêm âm đạo kéo dài hoặc người nhà tận mắt chứng kiến các cháu nhét dị vật vào bên trong âm đạo…

"Các dị vật chúng tôi ghi nhận được như bông gòn từ trong thú nhồi bông hoặc gối, viên bi, nam châm, viên pin…hoặc bất cứ đồ chơi nào có kích thước nhỏ có khả năng nhét vừa. Chính vì vậy, người nhà nên thận trọng khi cho cháu chơi với những đồ chơi nhỏ, để ý những hành động bất thường của cháu, đồng thời nên cho cháu đi khám sớm khi có tiết dịch âm đạo bất thường hoặc viêm âm đạo ở trẻ em" - Bác sĩ Trung Cường nhấn mạnh.

Ngọc Lê
TIN LIÊN QUAN

Đeo khẩu trang nhiều phải chăm sóc da mặt như thế nào?

TÂM AN |

Khẩu trang đóng vai trò quan trọng trong phòng chống dịch COVID-19. Tuy nhiên việc đeo khẩu trang nhiều ngày, nhiều giờ trong ngày có thể gây ra các vấn đề da như ngứa, phát ban, bong tróc và nổi mụn trứng cá.

Những lưu ý khi dùng điều hòa cho trẻ nhỏ

Thu Lan |

Các bậc phụ huynh nên chú ý trong việc sử dụng điều hòa ở phòng ngủ của trẻ nhỏ, nhất là thời điểm giao mùa rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của các bé.

Phân biệt giữa sốt xuất huyết và sốt phát ban ở trẻ nhỏ

Tâm An |

Sốt xuất huyết và sốt phát ban đều có biểu hiện ban đầu là sốt cao nhưng hai bệnh này hoàn toàn khác nhau. Để phân biệt được bệnh, phụ huynh cần theo dõi triệu chứng để nhận biết bệnh giúp chủ động ứng phó kịp thời hơn. 

Xoắn tinh hoàn ở trẻ nhỏ - bệnh không thể bỏ qua

Hà Lê |

Xoắn tinh hoàn là hiện tượng thừng tinh bị xoắn quanh trục của nó làm tắc nghẽn mạch máu nuôi tinh hoàn. Xoắn tinh hoàn ở trẻ em là một cấp cứu niệu khoa khẩn cấp, chiếm tỉ lệ khoảng 1/4.000 nam giới dưới 25 tuổi và là một trong những nguyên nhân thường gặp trong các nguyên nhân gây mất tinh hoàn ở nam giới.

Đeo khẩu trang nhiều phải chăm sóc da mặt như thế nào?

TÂM AN |

Khẩu trang đóng vai trò quan trọng trong phòng chống dịch COVID-19. Tuy nhiên việc đeo khẩu trang nhiều ngày, nhiều giờ trong ngày có thể gây ra các vấn đề da như ngứa, phát ban, bong tróc và nổi mụn trứng cá.

Những lưu ý khi dùng điều hòa cho trẻ nhỏ

Thu Lan |

Các bậc phụ huynh nên chú ý trong việc sử dụng điều hòa ở phòng ngủ của trẻ nhỏ, nhất là thời điểm giao mùa rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của các bé.

Phân biệt giữa sốt xuất huyết và sốt phát ban ở trẻ nhỏ

Tâm An |

Sốt xuất huyết và sốt phát ban đều có biểu hiện ban đầu là sốt cao nhưng hai bệnh này hoàn toàn khác nhau. Để phân biệt được bệnh, phụ huynh cần theo dõi triệu chứng để nhận biết bệnh giúp chủ động ứng phó kịp thời hơn. 

Xoắn tinh hoàn ở trẻ nhỏ - bệnh không thể bỏ qua

Hà Lê |

Xoắn tinh hoàn là hiện tượng thừng tinh bị xoắn quanh trục của nó làm tắc nghẽn mạch máu nuôi tinh hoàn. Xoắn tinh hoàn ở trẻ em là một cấp cứu niệu khoa khẩn cấp, chiếm tỉ lệ khoảng 1/4.000 nam giới dưới 25 tuổi và là một trong những nguyên nhân thường gặp trong các nguyên nhân gây mất tinh hoàn ở nam giới.