Biểu hiện của chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em mà bố mẹ cần biết

An Nhiên |

Chương trình Bác sĩ nhi khoa phát sóng trên kênh HTV7 với chủ đề “Phát hiện và cải thiện chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em” có sự tham gia của Thạc sĩ tâm lí Nguyễn Hải Uyên.

Chia sẻ về rối loạn giao tiếp ở trẻ, Thạc sĩ Hải Uyên cho biết: “Rối loạn giao tiếp xã hội là một hiện tượng mà ở đó trẻ có những kĩ năng giao tiếp chưa phát triển phù hợp với lứa tuổi của trẻ.

Hiện nay có thể thấy, ở các đơn vị thăm khám tâm lí tâm thần cũng như hỗ trợ tâm lí của trẻ em tiếp nhận rất nhiều trường hợp trẻ có rối loạn giao tiếp ngôn ngữ xã hội; con số hiện tại đang ngày càng tăng”.

Theo Hải Uyên, nếu trẻ phát triển phù hợp với độ tuổi trẻ ở nhà, trẻ gặp mẹ, trẻ chào mẹ, khi đến trường trẻ chào cô.

Tuy nhiên, đối với trẻ bị rối loạn ngôn ngữ khi gặp cô thì trẻ vẫn chào mẹ hoặc trẻ gặp mẹ sẽ nhầm lẫn và chào cô, đó chính là sự không tương thích về hoàn cảnh giao tiếp và những điều trẻ thể hiện.

Điều không tương thích thứ 2 là phi ngôn ngữ và ngôn ngữ đó là sự nhầm lẫn không phù hợp trong những quy tắc giao tiếp xã hội xung quanh.

Ngoài ra, những tiếp nhận về mặt ngôn ngữ của trẻ tức là trẻ hiểu lời của chúng ta hoặc trẻ diễn đạt lại những điều trẻ đang muốn nói nhưng không phù hợp.

Chia sẻ về những yếu tố tác động đến rối loạn ngôn ngữ ở trẻ, nữ thạc sĩ cho biết thêm: “Những yếu tố thuộc bẩm sinh, di truyền của trẻ - ảnh hưởng đến sự phát triển của thần kinh và những hoạt động phát triển của não bộ có thể ảnh hưởng đến rối loạn giao tiếp ở trẻ.

Một yếu tố khác là do xã hội, gia đình, có nghĩa, những tương tác ở trẻ, những trẻ ít được tương tác, ít được giao tiếp cùng với bạn bè, ít được đưa ra các môi trường xã hội khác nhau thì nguy cơ mắc bệnh rối loạn giao tiếp xã hội là có thể có”.

Về những tiêu chuẩn cột mốc phát triển của trẻ, Thạc sĩ Hải Uyên cho biết thêm: “Từ khoảng chào đời đến 6 tháng trở lên trẻ đã phải có những nụ cười giao tiếp xã hội, những tương tác phù hợp với tình huống.

Xa hơn nữa, từ khoảng thời gian 8 tháng đến 10 tháng những câu nói sẽ được tiếp thu và bắt chước theo trong khoảng thời gian này.

Từ khoảng thời gian 12 tháng trở lên, cần lưu ý đến số lượng ngôn ngữ của trẻ, khoảng từ 12 tháng đến 16 tháng con cần nói được một số từ đơn, đến giai đoạn từ 2 tuổi trở lên trẻ phải nói được những từ đôi và 3 tuổi trở lên bé phải nói được một câu gồm có 4-5 từ”.

Nói thêm về hậu quả của bệnh rối loạn ngôn ngữ ở trẻ, Thạc sĩ Uyên cho biết: “Giai đoạn phát triển vàng của ngôn ngữ là tầm 3-6 tuổi, nên nếu các bậc phụ huynh lo lắng, nên tìm đến việc thăm khám để phát hiện ra vấn đề và trị liệu can thiệp càng sớm càng tốt”.

An Nhiên
TIN LIÊN QUAN

Cẩn trọng khi trẻ bị điếc đột ngột

Vinh Phú |

Ghi nhận tình hình hiện nay các trẻ lớn có tỉ lệ mắc bệnh lý điếc đột ngột tăng nhiều hơn so với những năm trước đây với nhiều nguyên nhân khác nhau. Phụ huynh cần theo dõi sát những biểu hiện của con trẻ mỗi khi con có dấu hiệu nghe kém.

Trẻ bị dị tật sinh dục – tiết niệu bẩm sinh nếu phát hiện muộn, khổ một đời

Hà Lê |

Ở trẻ em có rất nhiều bệnh lý thường gặp, trong đó, dị tật sinh dục – tiết niệu thường xuất hiện khi trẻ mới sinh ra và làm thay đổi hình dạng hoặc chức năng của một hoặc nhiều bộ phận trong hệ cơ quan này. Đặc điểm nổi bật của dị tật tiết niệu và sinh dục ở trẻ em là diễn biến nhanh, càng nhỏ tuổi bệnh càng nặng, nếu can thiệp sớm, khả năng phục hồi sau mổ sẽ tốt hơn ở người lớn.

Bệnh tự kỉ ở trẻ em có xu hướng ngày càng nhiều

Nguyễn Ly |

Trong thời gian gần đây, các bệnh viện nhi tại TPHCM liên tục tiếp nhận một số lượng lớn trẻ em mắc các bệnh lý liên quan đến tự kỉ, rối loạn phổ tự kỉ và trầm cảm. Tình trạng này đã gây ảnh hưởng đáng kể đến quá trình giao tiếp và phát triển của các trẻ.

Dinh dưỡng cho trẻ thừa cân, béo phì

Khoa Dinh dưỡng – Bệnh viện Nhi Trung ương |

Trẻ thừa cân, béo phì cần phải có một chế độ dinh dưỡng khoa học giúp giảm lượng mỡ thừa mà vẫn đảm bảo dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Cẩn trọng khi trẻ bị điếc đột ngột

Vinh Phú |

Ghi nhận tình hình hiện nay các trẻ lớn có tỉ lệ mắc bệnh lý điếc đột ngột tăng nhiều hơn so với những năm trước đây với nhiều nguyên nhân khác nhau. Phụ huynh cần theo dõi sát những biểu hiện của con trẻ mỗi khi con có dấu hiệu nghe kém.

Trẻ bị dị tật sinh dục – tiết niệu bẩm sinh nếu phát hiện muộn, khổ một đời

Hà Lê |

Ở trẻ em có rất nhiều bệnh lý thường gặp, trong đó, dị tật sinh dục – tiết niệu thường xuất hiện khi trẻ mới sinh ra và làm thay đổi hình dạng hoặc chức năng của một hoặc nhiều bộ phận trong hệ cơ quan này. Đặc điểm nổi bật của dị tật tiết niệu và sinh dục ở trẻ em là diễn biến nhanh, càng nhỏ tuổi bệnh càng nặng, nếu can thiệp sớm, khả năng phục hồi sau mổ sẽ tốt hơn ở người lớn.

Bệnh tự kỉ ở trẻ em có xu hướng ngày càng nhiều

Nguyễn Ly |

Trong thời gian gần đây, các bệnh viện nhi tại TPHCM liên tục tiếp nhận một số lượng lớn trẻ em mắc các bệnh lý liên quan đến tự kỉ, rối loạn phổ tự kỉ và trầm cảm. Tình trạng này đã gây ảnh hưởng đáng kể đến quá trình giao tiếp và phát triển của các trẻ.

Dinh dưỡng cho trẻ thừa cân, béo phì

Khoa Dinh dưỡng – Bệnh viện Nhi Trung ương |

Trẻ thừa cân, béo phì cần phải có một chế độ dinh dưỡng khoa học giúp giảm lượng mỡ thừa mà vẫn đảm bảo dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ.