Can thiệp thành công trường hợp bị dị vật mũi nguy hiểm ở trẻ

Thanh Chân |

Qua phim X-quang, bác sĩ xác định dị vật mũi nghi pin điện tử dạng cúc áo. Đây là một trường hợp dị vật nguy hiểm, cần phải nhanh chóng lấy dị vật ra khỏi hốc mũi bởi nguy cơ pin điện tử ăn mòn các cấu trúc quan trọng từ hốc mũi, đồng thời gây dị vật đường thở hoặc đường ăn.

Vừa qua, khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP Hồ Chí Minh) tiếp nhận bé gái 3 tuổi (ngụ tại Long An) trong tình trạng quấy khóc, đau nhức mũi, chảy dịch vàng lẫn máu bên mũi phải.

Gia đình cho biết, vào buổi chiều, trẻ đang chơi một mình, bất ngờ chạy vào nhà báo với người thân vừa nhét đồ chơi vào mũi. Sau đó, trẻ kêu đau.

Người nhà lo lắng đưa đến phòng khám gần nhà nhưng trẻ không hợp tác nên không lấy được dị vật. Bệnh nhi được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 1 ngay trong tối.

Bác sĩ thăm khám, chỉ định chụp X-quang để xác định vị trí dị vật. Qua phim X-quang, xác định đây là dị vật mũi nghi pin điện tử dạng cúc áo.

Đây là một trường hợp dị vật nguy hiểm, cần phải nhanh chóng lấy dị vật ra khỏi hốc mũi vì nguy cơ pin điện tử gây thủng vách ngăn, ăn mòn các cấu trúc quan trọng từ hốc mũi.

Đồng thời, xử trí không phù hợp có thể gây ra dị vật đường thở hoặc đường ăn.

Sau hơn 20 phút phẫu thuật, êkip bác sĩ đã lấy được dị vật qua đường nội soi mũi. Qua kiểm tra thấy pin đã ăn mòn làm hoại tử 1 phần niêm mạc vách ngăn, cuốn mũi dưới và sàn mũi nơi pin tiếp xúc.

Bác sĩ tiếp tục bơm rửa hốc mũi nhiều lần, lấy bớt phần niêm mạc bị hoại tử và soi kiểm tra hốc mũi 2 bên đảm bảo trống thoáng trước khi kết thúc.

Nhờ can thiệp kịp thời, nên hơn 1 tuần theo dõi, chưa thấy có cấu trúc quan trọng bị hoại tử, không có tai biến hay biến chứng nguy hiểm xảy ra.

ThS.BS Nguyễn Minh Trung - Bệnh viện Nhi đồng 1 khuyến cáo phụ huynh cần lưu ý ở độ tuổi khám phá thế giới xung quanh, trẻ có thể nuốt hay sặc vào đường thở hoặc nhét bất cứ dị vật nào vào các hốc tự nhiên của cơ thể.

Không ít lần những biến chứng nguy hiểm và chuyện đáng tiếc nhất đã xảy ra từ những sự cố này.

Gia đình nên trông trẻ cẩn thận, tránh để trẻ chơi với những vật nhỏ, gọn vừa tầm tay. Đặc biệt, không nên cho trẻ chơi những đồ chơi sử dụng pin điện tử dạng cục áo không phù hợp cho trẻ để tránh những tai biến nguy hiểm.

Thanh Chân
TIN LIÊN QUAN

Dị vật đường thở - Tai nạn nguy hiểm thường gặp trong cuộc sống hàng ngày

Hà Lê |

Dị vật đường thở là một tai nạn nguy hiểm thường gặp ở trẻ nhỏ từ 1-3 tuổi - lứa tuổi thích khám phá bằng cách đưa các vật thể vào miệng. Thế nhưng, tai nạn này vẫn có thể xảy ra ở nhóm trẻ lớn (7 - 10 tuổi) do những bất cẩn trong sinh hoạt, học tập, vui chơi.

Cảnh giác với dị vật đường tiêu hoá gây nhiều hậu quả khó lường

Hạ Mây |

Dị vật đường tiêu hoá là một tai nạn thường gặp nhưng khó chẩn đoán. Nhiều người bị dị vật đường tiêu hoá thường không biết rằng mình đã nuốt phải dị vật nên không có một mốc thời gian cụ thể nào từ khi nuốt phải dị vật cho đến khi dị vật gây nên biến chứng. Thiếu tá, BSCK1 Hoàng Xuân Trường – Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Quân y 175 (TPHCM) đưa ra một số nhận định, lời khuyên trước những trường hợp này.

Thanh niên đau nửa đầu, tá hoả khi phát hiện sỏi hốc mũi to bằng viên bi

HÀ ANH CHIẾN |

Ngày 29.10, Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ Đồng Nai cho biết đã tiến hành nội soi gắp toàn bộ khối sỏi có đường kính 1cm, to gần bằng viên bi ra khỏi hốc mũi phải của một bệnh nhân nam 21 tuổi.

Cách sơ cứu trẻ bị dị vật đường thở

Thanh Ngọc |

Khi bị dị vật đường thở, nếu trẻ còn hồng hào, khóc được, la được, nói được, không khó thở, nên đặt trẻ ở tư thế ngồi thở, giữ yên trẻ và đưa đến bệnh viện để khám và gắp dị vật ra. 

Dị vật đường thở - Tai nạn nguy hiểm thường gặp trong cuộc sống hàng ngày

Hà Lê |

Dị vật đường thở là một tai nạn nguy hiểm thường gặp ở trẻ nhỏ từ 1-3 tuổi - lứa tuổi thích khám phá bằng cách đưa các vật thể vào miệng. Thế nhưng, tai nạn này vẫn có thể xảy ra ở nhóm trẻ lớn (7 - 10 tuổi) do những bất cẩn trong sinh hoạt, học tập, vui chơi.

Cảnh giác với dị vật đường tiêu hoá gây nhiều hậu quả khó lường

Hạ Mây |

Dị vật đường tiêu hoá là một tai nạn thường gặp nhưng khó chẩn đoán. Nhiều người bị dị vật đường tiêu hoá thường không biết rằng mình đã nuốt phải dị vật nên không có một mốc thời gian cụ thể nào từ khi nuốt phải dị vật cho đến khi dị vật gây nên biến chứng. Thiếu tá, BSCK1 Hoàng Xuân Trường – Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Quân y 175 (TPHCM) đưa ra một số nhận định, lời khuyên trước những trường hợp này.

Thanh niên đau nửa đầu, tá hoả khi phát hiện sỏi hốc mũi to bằng viên bi

HÀ ANH CHIẾN |

Ngày 29.10, Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ Đồng Nai cho biết đã tiến hành nội soi gắp toàn bộ khối sỏi có đường kính 1cm, to gần bằng viên bi ra khỏi hốc mũi phải của một bệnh nhân nam 21 tuổi.

Cách sơ cứu trẻ bị dị vật đường thở

Thanh Ngọc |

Khi bị dị vật đường thở, nếu trẻ còn hồng hào, khóc được, la được, nói được, không khó thở, nên đặt trẻ ở tư thế ngồi thở, giữ yên trẻ và đưa đến bệnh viện để khám và gắp dị vật ra.