Cẩn trọng loài ký sinh trùng đẻ trứng, ký sinh trên da người

KIM ĐỒNG |

Không ít người gồm người lớn và cả trẻ em đã đến khám bệnh ký sinh trùng với triệu chứng lâm sàng là ngứa, nổi mụn nước kẽ tay, mông… Tuy nhiên, kết quả thăm khám lại tìm thấy trứng cái ghẻ và cái ghẻ trưởng thành. Loài ký sinh trùng này, sau khi xâm nhập vào da ký chủ sẽ phá hủy mô dưới da làm thức ăn và “đào đường hầm” để làm nơi cư ngụ.

Bệnh ghẻ xuất hiện ở vùng đông dân, nhà ở chật hẹp, thiếu vệ sinh

Thông tin từ Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP.Hồ Chí Minh cho biết, vừa qua, Viện tiếp nhận một số bệnh nhân (người lớn và trẻ em) đến khám bệnh ký sinh trùng có triệu chứng lâm sàng ngứa, nổi mụn nước kẽ tay, mông,…Qua thăm khám, các bác sĩ chỉ định cạo mẫu da soi và kết quả tìm thấy trứng cái ghẻ và cái ghẻ trưởng thành. Sau khi xác định là bệnh ghẻ, bác sĩ đã cấp toa điều trị và hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh cho người bệnh. Bệnh ghẻ là một bệnh da khá phổ biến, thường xuất hiện ở những vùng dân cư đông đúc, nhà ở chật hẹp, thiếu vệ sinh, thiếu nước sinh hoạt, lây từ người này sang người khác do tiếp xúc trực tiếp, qua quần áo, chăn chiếu dính trứng ghẻ hoặc cái ghẻ.

Đối với cái ghẻ, đây là loài chân đốt y học thuộc họ Sarcoptidae. Mặc dù có kích thước cơ thể rất nhỏ nhưng nó chuyên "đào hang" để đẻ trứng và ký sinh trên da người và động vật. Được biết, sau khi xâm nhập vào da ký chủ, cái ghẻ sẽ phá hủy mô dưới da làm thức ăn và đào đường hầm để làm nơi cư ngụ… Loài này thường đào đường hầm vào ban đêm, mỗi ngày đào được khoảng 3-5mm, những đoạn đường hầm kết thúc khi đụng tới lớp sừng của da. Ngoài ra, ghẻ thường xuất hiện ở người trưởng thành và trẻ lớn ở kẽ ngón tay, vùng khuỷu tay bên trong, các nếp gấp ở cổ tay, lòng bàn chân, lưng, mông, vùng quanh vú, quanh bộ phận sinh dục,.... Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, ghẻ xuất hiện ở da đầu, mặt, cổ, lòng bàn tay, lòng bàn chân… Đáng nói, bệnh có thể lan toàn khắp cơ thể nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

Bệnh ghẻ lây truyền qua tiếp xúc giữa da với da của người bị bệnh

Theo Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP.Hồ Chí Minh, bệnh ghẻ lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp giữa da với da của người bị ghẻ. Khi ngứa người bệnh gãi làm vương vãi cái ghẻ ra quần áo, giường chiếu... Bệnh ghẻ lây lan do nằm chung giường, mặc quần áo chung, lây qua tiếp xúc da khi quan hệ tình dục nên xếp vào nhóm bệnh lây truyền qua đường tình dục. Do đó, khi phát hiện có người trong gia đình bị ghẻ nên đến cơ sở y tế chuyên khoa khám, điều trị sớm nhằm  hạn chế để lại biến chứng, tránh tiếp xúc và dùng chung các đồ dùng của người bị bệnh.

Vào ban đêm người bệnh ngứa nhiều, lúc này cái ghẻ thường đào đường hầm, di chuyển gây kích thích đầu dây thần kinh cảm giác ở da và một phần do độc tố ghẻ cái tiết ra khi đào hang, làm người bệnh mất ngủ, lâu ngày dẫn đến suy nhược cơ thể... Đặc biệt, khi cái ghẻ bám được vào bề mặt da, sẽ chui sâu vào trong để đẻ trứng, vùng da đó ngứa dữ dội do cơ thể phản ứng với các tác nhân dị ứng gây nên tình trạng ngứa. Người bệnh gãi nhiều, làm da bị trầy xước càng dễ bị bội nhiễm gây viêm da cấp tính với vi khuẩn. “Da bị sần lên, xuất hiện mụn nước, mụn mủ,… dẫn đến sự phát triển của bệnh chốc lở (loét da). Bệnh chốc lở có thể trở nên phức tạp do nhiễm trùng da sâu hơn như áp xe, cũng như bệnh xâm lấn nghiêm trọng và nhiễm trùng huyết ở trẻ sơ sinh,...”, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng cho biết thêm.

Ngoài ra, nhiễm trùng da liên quan đến bệnh ghẻ là một yếu tố nguy cơ phổ biến đối với các biến chứng qua trung gian miễn dịch như viêm cầu thận sau liên cầu khuẩn cấp tính (bệnh thận) và có thể là bệnh thấp khớp. Sự diễn biến của bệnh ghẻ thường phức tạp do nhiễm vi khuẩn, dẫn đến sự phát triển của các vết loét da. Do đó, có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn như nhiễm trùng máu, bệnh tim và bệnh thận mạn tính,...

Theo Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP.Hồ Chí Minh, để điều trị bệnh ghẻ cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ để tránh lây lan bệnh, đồng thời điều trị cho tất cả mọi người đang sinh hoạt chung: tập thể, gia đình, nhà trẻ… Tránh tình trạng tái nhiễm lẫn nhau, có thể sử dụng thuốc thoa hoặc thuốc uống; giặt sạch, phơi khô quần áo, chăn màn. Bệnh ghẻ có thể tái phát từng đợt theo chu kỳ 3 tuần do trứng còn sống sót và phát triển thành cái ghẻ trưởng thành. Vì vậy, bắt buộc khi điều trị phải tuân thủ đúng phương pháp.

KIM ĐỒNG
TIN LIÊN QUAN

Nhiều người dân bị đàn ong vò vẽ từ cột điện tấn công khiến ngất xỉu

MINH CHÂU |

Đàn ong vò vẽ tấn công bà Đạt tại huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai trong lúc bà đi chợ về.

Suýt mất mạng do uống 40 viên thuốc trị rối loạn tâm thần

K.Đồng |

Một người đàn ông (60 tuổi, ở quận 4, TPHCM), nhập viện vì hôn mê sau ngộ độc thuốc Phenobarbital. Người nhà bệnh nhân cho biết, ông đã uống khoảng 40 viên Phenobarbital.

Cẩn trọng nguy cơ bị ngộ độc khi ăn con đuông dừa

Kim Đồng |

Một người đàn ông bị tím toàn thân, mẩn nổi khắp người và gây ngứa, mạch nhanh, huyết áp không đo được, bị sốc phản vệ do ăn con đuông dừa vừa xảy ra.

Người bị sa sút trí tuệ nặng có thể cải thiện nhờ chẩn đoán, điều trị sớm

Kim Đồng |

Bệnh lý sa sút trí tuệ thường gặp ở người cao tuổi, bệnh cần được chẩn đoán và điều trị sớm.. nếu không sẽ gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, tạo gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Nhiều người dân bị đàn ong vò vẽ từ cột điện tấn công khiến ngất xỉu

MINH CHÂU |

Đàn ong vò vẽ tấn công bà Đạt tại huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai trong lúc bà đi chợ về.

Suýt mất mạng do uống 40 viên thuốc trị rối loạn tâm thần

K.Đồng |

Một người đàn ông (60 tuổi, ở quận 4, TPHCM), nhập viện vì hôn mê sau ngộ độc thuốc Phenobarbital. Người nhà bệnh nhân cho biết, ông đã uống khoảng 40 viên Phenobarbital.

Cẩn trọng nguy cơ bị ngộ độc khi ăn con đuông dừa

Kim Đồng |

Một người đàn ông bị tím toàn thân, mẩn nổi khắp người và gây ngứa, mạch nhanh, huyết áp không đo được, bị sốc phản vệ do ăn con đuông dừa vừa xảy ra.

Người bị sa sút trí tuệ nặng có thể cải thiện nhờ chẩn đoán, điều trị sớm

Kim Đồng |

Bệnh lý sa sút trí tuệ thường gặp ở người cao tuổi, bệnh cần được chẩn đoán và điều trị sớm.. nếu không sẽ gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, tạo gánh nặng cho gia đình và xã hội.