Cần xử lý đúng cách khi kiến ba khoang có độc tố mạnh “tấn công”

Hà Lê |

Kiến ba khoang là loại côn trùng nguy hiểm. Độc tố trong kiến ba khoang mạnh gấp 12-15 lần nọc rắn hổ. Khi tiếp xúc với chất gây độc của kiến ba khoang, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nặng.

Hiện nhiều khu vực dân cư ở Hà Nội đang bị kiến ba khoang tấn công. Tuy nhiên, nhiều người bị tổn thương nặng do nhầm lẫn vết kiến ba khoang với bệnh zona thần kinh, giời leo. Trong đó, một số người đã tự mua thuốc bôi, tự chữa theo dân gian khiến vết tổn thương loét sâu. Hậu quả là việc điều trị tốn nhiều thời gian, có khi hơn một tháng mà còn để lại vết thâm trong thời gian dài.

Dễ nhầm lẫn kiến ba khoang cắn với bệnh khác

TS.BS Lê Ngọc Duy - Phụ trách Trung tâm Cấp cứu và Chống độc (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, trong cơ thể kiến ba khoang có chứa độc tố Pederin (C24H43O9N), độc tính mạnh gấp 12 - 15 lần nọc của rắn hổ nhưng do lượng tiếp xúc nhỏ và chỉ ở ngoài da nên không đủ gây chết người như nọc rắn. Chất này chủ yếu gây bỏng da, có thể nhầm với tổn thương trong bệnh zona thần kinh. Viêm da tiếp xúc do côn trùng gây nên (kiến ba khoang) và bệnh zona hoàn toàn khác nhau. Một loại là tổn thương do tiếp xúc với côn trùng (có độc tố), còn zona là bệnh do virus gây nên. Chính vì thế việc chẩn đoán ban đầu và điều trị cũng khác nhau.

Vết thương do kiến ba khoang đốt có đặc điểm tổn thương thường xuất hiện ở các vùng da hở trên cơ thể như mặt, hai tay; Vết thương thành vệt dài hoặc thành đám. Ban đầu là những nốt ban đỏ rồi sưng lên thành mụn mủ có điểm màu trắng vàng ở giữa; Nếu không giữ gìn cẩn thận có thể bị loét, làm rỉ dịch; Thường đau rát, ngứa ngáy khó chịu, một số trường hợp có thể bị sốt, nổi hạch, biến chứng nhiễm trùng toàn thân.

Kiến ba khoang thường sống ở các ruộng lúa, cỏ mục, vườn cây, bãi rác thải, công trình đang xây dựng… Chúng xuất hiện nhiều vào mùa mưa, khi độ ẩm cao, thuận lợi cho kiến phát triển. Kiến ba khoang ưa thích ánh sáng đèn ban đêm nên bay vào theo ánh đèn, đậu vào quần áo, khăn mặt, giường chiếu, chăn màn…

Còn đối với bệnh zona, trước khi xuất hiện các tổn thương trên da thường có một số triệu chứng trước đó như sốt, nhức đầu, đau nhức cơ thể dọc theo dây thần kinh... Sau những biểu hiện trên, người bệnh mới xuất hiện mụn nước. Thông thường mụn nước xuất hiện thành những chùm, có bọng to ngoài bề mặt...

Khi thương tổn đã phỏng rộp, tùy vào mức độ tổn thương mà bác sĩ chỉ định thuốc phù hợp. Trường hợp nhẹ chỉ cần sát trùng, bệnh tự giới hạn. Nếu tình trạng nặng nên đến các cơ sở chuyển khoa da liễu khám và điều trị.

Xử lý khi bị kiến ba khoang tấn công

Theo TS.BS Lê Ngọc Duy, khi chẳng may bị kiến ba khoang hoặc côn trùng đốt, nếu sơ cứu đúng cách thì những tổn thương trên da sẽ dịu đi rất nhiều. Cụ thể, khi bị viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang cần dùng nước sạch rửa vùng da bị thương tổn do bị kiến ba khoang đốt để giúp giảm khó chịu do tổn thương trên da. Với vết thương do kiến ba khoang đốt, nếu rửa kỹ sẽ giảm đáng kể tình trạng nổi bọng nước do nọc độc của loài kiến này. Bôi mỡ corticoid 1-2 lần/ ngày trong vòng 5-7 ngày.

Nếu nhìn thấy kiến ba khoang bám trên người, hay quần áo, đồ đạc trong nhà, không nên dùng tay “giết chết”, chà xát chúng mà nên thổi chúng ra xa, hoặc để một tờ giấy vào cho nó bò lên và lấy nó ra khỏi người.

Rửa vùng tiếp xúc bằng nước sạch và xà phòng, sau đó dùng thuốc sát trùng nhẹ. Nếu bạn lỡ tay đập hoặc chà xát chúng trên da thì phải nhanh chóng rửa sạch nơi tiếp xúc để hạn chế chất độc. Bởi lẽ, trong dịch cơ thể của kiến ba khoang có chứa pederin - một loại chất độc gây rộp, phỏng da, viêm da.

Khi da người tiếp xúc vào chất tiết của chúng qua những vật dụng nào đó hoặc vô ý đập làm cho chúng chết trên da thì chất độc theo dịch cơ thể chúng tiết ra ngoài, dính vào da người, gây bệnh ngay tại vùng da đó... Khi dính vào da tay, nếu không rửa sạch tay ngay thì vô tình sẽ làm chất độc dính vào chỗ khác trên cơ thể gây viêm da lan toả.

Hà Lê
TIN LIÊN QUAN

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân tăng nhanh ở người trẻ tuổi

Thanh Chân |

Hiện nay, suy giãn tĩnh mạch đang trở thành căn bệnh phổ biến, có xu hướng ngày càng gia tăng và trẻ hóa.

Nhau cài răng lược: Bệnh lý đe dọa tính mạng mẹ và con

Kim Đồng |

Nhau cài răng lược là một bệnh lý nguy hiểm, có khả năng đe dọa tính mạng của cả mẹ và thai nhi nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời. Được biết, yếu tố nguy cơ của bệnh là trên các vết mổ lấy thai cũ, mổ nhiều lần thì nguy cơ càng cao và các trường hợp sinh nhiều hoặc có tiền căn nạo phá thai nhiều lần.

Những bệnh thoái hóa hệ thần kinh thường gặp

K'LIỆP |

Nhiều bệnh thoái hóa hệ thần kinh thường gặp ở người lớn tuổi và có đến 10% người bệnh khởi phát dưới tuổi 40, trong đó có bệnh Parkinson. Đối với bệnh này, người bệnh chậm cử động và đơ cứng, khó khăn trong các hoạt động hằng ngày, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh Parkinson nếu không được chẩn đoán và điều trị phù hợp, sau 5 năm đến 7 năm người bệnh sẽ có nguy cơ bị tàn phế.

TPHCM: 6.573 ca mắc bệnh tay chân miệng chỉ trong 1 tháng

Hà Phương |

Tính riêng TP.Hồ Chí Minh, số trẻ mắc bệnh tay chân miệng trong tháng đầu của năm học 2019-2020 tăng gấp 2 lần so với tháng trước.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân tăng nhanh ở người trẻ tuổi

Thanh Chân |

Hiện nay, suy giãn tĩnh mạch đang trở thành căn bệnh phổ biến, có xu hướng ngày càng gia tăng và trẻ hóa.

Nhau cài răng lược: Bệnh lý đe dọa tính mạng mẹ và con

Kim Đồng |

Nhau cài răng lược là một bệnh lý nguy hiểm, có khả năng đe dọa tính mạng của cả mẹ và thai nhi nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời. Được biết, yếu tố nguy cơ của bệnh là trên các vết mổ lấy thai cũ, mổ nhiều lần thì nguy cơ càng cao và các trường hợp sinh nhiều hoặc có tiền căn nạo phá thai nhiều lần.

Những bệnh thoái hóa hệ thần kinh thường gặp

K'LIỆP |

Nhiều bệnh thoái hóa hệ thần kinh thường gặp ở người lớn tuổi và có đến 10% người bệnh khởi phát dưới tuổi 40, trong đó có bệnh Parkinson. Đối với bệnh này, người bệnh chậm cử động và đơ cứng, khó khăn trong các hoạt động hằng ngày, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh Parkinson nếu không được chẩn đoán và điều trị phù hợp, sau 5 năm đến 7 năm người bệnh sẽ có nguy cơ bị tàn phế.

TPHCM: 6.573 ca mắc bệnh tay chân miệng chỉ trong 1 tháng

Hà Phương |

Tính riêng TP.Hồ Chí Minh, số trẻ mắc bệnh tay chân miệng trong tháng đầu của năm học 2019-2020 tăng gấp 2 lần so với tháng trước.