Cảnh báo nguy cơ hít sặc ở người cao tuổi

Thanh Chân |

Hít sặc là một tình huống khẩn cấp có thể đe dọa tính mạng khi dị vật rơi vào đường hô hấp gây tắc nghẽn. Không những vậy, hít sặc có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt nguy hiểm hơn đối với người cao tuổi. 

Đa số nguyên nhân gây hít sặc đều do ăn uống không chú ý nên để thức ăn, nước uống rơi vào đường hô hấp. Tuy nhiên, điều nguy hiểm của hít sặc ở nhiều người cao tuổi là không được phát hiện và kịp thời điều trị, dẫn đến viêm phổi tái đi tái lại. Hít sặc thường gây nên các tình trạng viêm phổi nặng và tử vong ở người cao tuổi.

Theo Ths.BS Hoàng Ngọc Ánh - Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực (ICU) Bệnh viện Thống Nhất TPHCM thông tin: “Thống kê ước tính có khoảng 10-15% viêm phổi cộng đồng là do hít sặc. Hít sặc gây viêm phổi là nguyên nhân tử vong chủ yếu ở những bệnh nhân khó nuốt do bệnh có liên quan đến hệ thần kinh. Không những vậy, hít sặc gây viêm phổi cũng là nguyên nhân thường gặp ở những bệnh nhân được chăm sóc tại nhà”. 

Triệu chứng của hít sặc là ho, khò khè, khó thở và tím tái đối với những trường hợp nặng. Tuy nhiên, các triệu chứng do hít phải thường bị bỏ qua và điều trị sơ sài vì ít nghĩ tới. Đặc biệt ở người lớn tuổi thì nguy cơ hít sặc nhiều hơn do rối loạn nuốt là di chứng của đột qụy não thường gặp. 

“Thời gian gần đây, bệnh viện đã tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân bị hít sặc dẫn đến nguy kịch, thậm chí tử vong. Cụ thể, trong tháng qua, đơn vị tiếp nhận điều trị 4 ca bệnh, độ tuổi từ 82-88 tuổi, gồm 3 ca từ nhà đưa vào và 1 ca từ khoa khác chuyển đến. Trong đó, có 3 ca di chứng tai biến mạch máu não.

Bệnh nhân chuyển đến khoa trong tình trạng suy hô hấp, phải hỗ trợ thở máy và nội soi có dịch dạ dày lợn cợn, sữa, thậm chí có cả chả và trứng. Sau thời gian điều trị kéo dài, đáng tiếc, chỉ có 1 ca được cứu sống còn lại 3 ca nặng, người nhà xin về” - Ths.BS Hoàng Ngọc Ánh cho biết.  

Người cao tuổi có sự phối hợp giữa các nhóm cơ giảm và mắc các bệnh nền liên quan đột quỵ não nên thường bị rối loạn chức năng nuốt, hô hấp. Do đó, để hạn chế và đề phòng nguy cơ hít sặc, gia đình nên nhận biết được các dấu hiệu rối loạn nuốt nếu xảy ra khi cho người cao tuổi ăn. Theo đó, nước uống và thức ăn rơi ra ngoài khi cho người cao tuổi ăn uống. Nước bọt chảy, nhiều đàm. Nhóm người này gặp khó khăn khi nhai cắn và ho sặc khi nuốt hoặc khi đang nhai. Thay đổi giọng nói hay tốc độ nói sau ăn. Thậm chí, người bệnh bị viêm phổi tái đi tái lại nhiều lần cũng là dấu hiệu để nhận biết. 

“Khi ăn, người cao tuổi phải tỉnh, đặt ngồi hoặc nửa ngồi, cho ăn chậm, giúp hỗ trợ mở miệng. Gia đình nên nhắc nhở họ không ngậm thức ăn lâu. Đặc biệt, sau khi ăn, tập cho người cao tuổi có thói quen đứng lên, đi lại quãng đường ngắn và phải vệ sinh răng miệng sau đó.

Bên cạnh đó, thức ăn cho người cao tuổi phải mềm, nhỏ, tránh thức ăn xơ dính. Khi gặp phải tình trạng hít sặc, người nhà có thể áp dụng thủ thật hemlich, làm tăng áp lực trong lồng ngực để tống dị vật ra ngoài. Nếu sơ cứu ban đầu không thành công thì cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Điều quan trọng nhất, người nhà cần lưu ý tình trạng sức khỏe của người cao tuổi để phát hiện bệnh kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra” - Ths.BS Hoàng Ngọc Ánh khuyến cáo.

Thanh Chân
TIN LIÊN QUAN

52 cơ sở khám, chữa bệnh tại nhà cho người cao tuổi tại TPHCM

THIÊN MINH |

Sở Y tế Thành phố chính thức kích hoạt lại việc khám chữa bệnh tại nhà cho người cao tuổi và người mắc bệnh mạn tính với 52 cơ sở đầu tiên.

Chăm sóc và phòng ngừa tổn thương tì đè ở người cao tuổi

Tâm An |

Người cao tuổi khi mắc các bệnh lý tai biến, liệt hoặc sau các phẫu thuật lớn như phẫu thuật gãy cổ xương đùi, đặt stent…thường phải nằm lâu, không được xoay trở nên dễ xuất hiện các vết loét tì đè. Tùy vào mức độ tổn thương cần có can thiệp điều trị và chăm sóc phù hợp.

Người cao tuổi tập luyện thế nào để tăng sức đề kháng

A.N |

TS.BS Thân Hà Ngọc Thể (Trưởng Khoa Lão – Chăm sóc giảm nhẹ Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM) đã có những lời khuyên về chế độ tập luyện đối với người cao tuổi giúp tăng cường sức đề kháng, nhất là trong lúc dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra ở nhiều nước trên thế giới.

52 cơ sở khám, chữa bệnh tại nhà cho người cao tuổi tại TPHCM

THIÊN MINH |

Sở Y tế Thành phố chính thức kích hoạt lại việc khám chữa bệnh tại nhà cho người cao tuổi và người mắc bệnh mạn tính với 52 cơ sở đầu tiên.

Chăm sóc và phòng ngừa tổn thương tì đè ở người cao tuổi

Tâm An |

Người cao tuổi khi mắc các bệnh lý tai biến, liệt hoặc sau các phẫu thuật lớn như phẫu thuật gãy cổ xương đùi, đặt stent…thường phải nằm lâu, không được xoay trở nên dễ xuất hiện các vết loét tì đè. Tùy vào mức độ tổn thương cần có can thiệp điều trị và chăm sóc phù hợp.

Người cao tuổi tập luyện thế nào để tăng sức đề kháng

A.N |

TS.BS Thân Hà Ngọc Thể (Trưởng Khoa Lão – Chăm sóc giảm nhẹ Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM) đã có những lời khuyên về chế độ tập luyện đối với người cao tuổi giúp tăng cường sức đề kháng, nhất là trong lúc dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra ở nhiều nước trên thế giới.