Đừng chủ quan khi trẻ chậm nói

Vinh Phú |

Nguyên nhân dẫn đến việc trẻ chậm nói có khá nhiều, như bé có cơ địa đặc biệt, di tật bẩm sinh, khiếm thính, rối loạn phổ tự kỷ, rối loạn trí tuệ, khiếm khuyết não bộ, hệ thần kinh... Do vậy, phụ huynh không nên chủ quan khi thấy trẻ chậm nói.

Chương trình Lời Cảnh báo tuần này đề cập đến vấn đề chăm sóc sức khỏe của con trẻ trong gia đình mà có thể một số phụ huynh lơ là, bỏ qua việc nhận biết trẻ chậm nói.

Thông thường từ 12 tháng đến 3 tuổi, trẻ sẽ phát triển khả năng ngôn ngữ, tập nói. Tuy nhiên, nhiều trẻ đến tuổi tập nói nhưng vẫn không biết nói khiến phụ huynh lo lắng. Có những trường hợp là trẻ chậm nói đơn thuần, nhưng cũng có những trường hợp trẻ chậm nói do mất thính giác, rối loạn phát triển hoặc các vấn đề về thần kinh tiềm ẩn.

Trong khi đó, dấu hiệu để nhận biết và xác định trẻ mắc chứng chậm nói không rõ ràng. Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói có khá nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng trong đó, có cả yếu tố trẻ bị ảnh hưởng tâm lý từ gia đình và môi trường sống.

Anh Nguyễn Văn Nam (TPHCM) cho biết: “Những lúc cho con ăn, chúng tôi thường cho con xem điện thoại để con ăn nhiều. Tôi không lưu tâm lắm cho đến khi thấy bé nói những ngôn ngữ lạ, tới 4 tuổi rồi nhưng bé vẫn khó nói những từ như “ba”, “mẹ”.

Về vấn đề này, Tiến sĩ - Bác sĩ Đinh Thạc, Trưởng hoa Tâm lý, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết: Nguyên nhân trẻ chậm nói phổ biến hiện nay là do tâm lý, tình cảm, xã hội; chiếm 80% đó là nhóm thường xuyên cho các bé tiếp xúc với các thiết bị điện tử, màn hình. Vì tiện lợi nên ông bà, cha mẹ cứ giao các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, ipad cho bé chơi suốt. Bé không có cơ hội tương tác, nói chuyện nên sẽ chậm nói. Bên cạnh đó, cha mẹ ít quan tâm, ít nói chuyện trao đổi sẽ rất khó để các bé có cơ hội bật ra ngôn ngữ đầu tiên. Một số ít bé bị bạo hành, ngược đãi, bỏ rơi, rối loạn tâm lý cũng dẫn đến chậm nói.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ chậm nói như bé có cơ địa đặc biệt, di tật bẩm sinh như hở hàm ếch, khiếm thính, rối loạn phổ tự kỷ, rối loạn trí tuệ, khiếm khuyết não bộ, hệ thần kinh, hoặc bé bị bệnh viêm màng não, chấn thương não, làm ảnh hưởng trung khu thần kinh hoặc có bé bị ảnh hưởng tâm lý từ gia đình và môi trường.

Do vậy, bác sĩ cũng khuyến cáo phụ huynh cần quan tâm, dành nhiều cơ hội tương tác vui chơi với bé, điều tiết, kiểm soát sử dụng màn hình thiết bị điện tử. Phụ huynh cần dựa vào nguyên nhân để trị liệu cho đúng, đặc biệt là khi bé bị rối loạn phổ tự kỷ, chậm nói nghiêm trọng, cần có chương trình can thiệp cá nhân tích cực như tìm giáo viên 1 kèm 1.

Lời Cảnh báo là một chương trình mang mang tính thời sự, cung cấp cho người dân nhiều kiến thức bổ ích về những vấn đề khác nhau trong cuộc sống như: kinh tế, sức khỏe, giáo dục…, phát sóng vào lúc 19h50 Thứ Hai và Thứ Tư hàng tuần trên kênh THVL1.

Vinh Phú
TIN LIÊN QUAN

Thêm điểm đến cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ ở Đà Nẵng và các tỉnh lân cận

Sông Hàn |

Tự kỷ không còn xa lạ đối với nhiều người và điều đáng lo ngại là hiện nay, số lượng trẻ em rối loạn phổ tự kỷ ngày càng tăng. Vì thế, việc cung cấp một môi trường y tế đảm bảo về chất lượng chuyên môn và các dịch vụ khác cho trẻ tự kỷ là vô cùng quan trọng.

Biểu hiện của chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em mà bố mẹ cần biết

An Nhiên |

Chương trình Bác sĩ nhi khoa phát sóng trên kênh HTV7 với chủ đề “Phát hiện và cải thiện chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em” có sự tham gia của Thạc sĩ tâm lí Nguyễn Hải Uyên.

Cẩn trọng khi trẻ bị điếc đột ngột

Vinh Phú |

Ghi nhận tình hình hiện nay các trẻ lớn có tỉ lệ mắc bệnh lý điếc đột ngột tăng nhiều hơn so với những năm trước đây với nhiều nguyên nhân khác nhau. Phụ huynh cần theo dõi sát những biểu hiện của con trẻ mỗi khi con có dấu hiệu nghe kém.

Bệnh tự kỉ ở trẻ em có xu hướng ngày càng nhiều

Nguyễn Ly |

Trong thời gian gần đây, các bệnh viện nhi tại TPHCM liên tục tiếp nhận một số lượng lớn trẻ em mắc các bệnh lý liên quan đến tự kỉ, rối loạn phổ tự kỉ và trầm cảm. Tình trạng này đã gây ảnh hưởng đáng kể đến quá trình giao tiếp và phát triển của các trẻ.

Thêm điểm đến cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ ở Đà Nẵng và các tỉnh lân cận

Sông Hàn |

Tự kỷ không còn xa lạ đối với nhiều người và điều đáng lo ngại là hiện nay, số lượng trẻ em rối loạn phổ tự kỷ ngày càng tăng. Vì thế, việc cung cấp một môi trường y tế đảm bảo về chất lượng chuyên môn và các dịch vụ khác cho trẻ tự kỷ là vô cùng quan trọng.

Biểu hiện của chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em mà bố mẹ cần biết

An Nhiên |

Chương trình Bác sĩ nhi khoa phát sóng trên kênh HTV7 với chủ đề “Phát hiện và cải thiện chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em” có sự tham gia của Thạc sĩ tâm lí Nguyễn Hải Uyên.

Cẩn trọng khi trẻ bị điếc đột ngột

Vinh Phú |

Ghi nhận tình hình hiện nay các trẻ lớn có tỉ lệ mắc bệnh lý điếc đột ngột tăng nhiều hơn so với những năm trước đây với nhiều nguyên nhân khác nhau. Phụ huynh cần theo dõi sát những biểu hiện của con trẻ mỗi khi con có dấu hiệu nghe kém.

Bệnh tự kỉ ở trẻ em có xu hướng ngày càng nhiều

Nguyễn Ly |

Trong thời gian gần đây, các bệnh viện nhi tại TPHCM liên tục tiếp nhận một số lượng lớn trẻ em mắc các bệnh lý liên quan đến tự kỉ, rối loạn phổ tự kỉ và trầm cảm. Tình trạng này đã gây ảnh hưởng đáng kể đến quá trình giao tiếp và phát triển của các trẻ.