"Giải mã" các chỉ số chống nắng trên kem chống nắng

Tâm An |

Theo khuyến cáo của các chuyên gia da liễu, nên chọn loại kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên và phổ rộng chống được cả tia UVA và UVB. Vậy ý nghĩa của các chỉ số chống nắng là gì?

Chỉ số SPF thể hiện khả năng ngăn tia UVB, chỉ số càng cao thì lượng tia UVB tác động lên da càng ít theo công thức 1/SPF.

Ví dụ, kem chống nắng có SPF = 15 sẽ để cho lượng UVB đi qua và UVB bị chặn lại tương ứng là 1/15 (7%) và 93%; SPF = 30 sẽ để cho lượng UVB đi qua và UVB bị chặn lại tương ứng là 1/30 (3,3%) và 96,7%; SPF = 50 sẽ để cho lượng UVB đi qua và UVB bị chặn lại tương ứng là 1/50 (2%) và 98%.

Như vậy không có kem chống nắng nào ngăn được 100% tia UVB, và nếu lượng kem sử dụng không đủ, khả năng bảo vệ thường thấp hơn chỉ số lý tưởng.

Ngoài chỉ số SPF, cần chọn loại kem chống nắng có dòng chữ “broad spectrum” (phổ rộng), nghĩa là chống được cả tia UVA và UVB.

Ngoài ra, còn có một số kem chống nắng thường dùng ký hiệu đánh số sao (từ 1 đến 5 sao) để biểu thị khả năng chống tia cực tím. Số ngôi sao cho biết mức độ bảo vệ cân bằng chống lại cả tia UVA và UVB. Ngôi sao càng nhiều mức độ bảo vệ của kem chống nắng đối với hai loại tia càng như nhau.

Ngoài ra, nếu có logo UVA trên nhãn sản phẩm nghĩa là kem chống nắng cũng đã được Liên minh Châu Âu công nhận có thể bảo vệ cân bằng chống cả tia UVA và UVB.

Tóm lại, để cho hiệu quả bảo vệ đầy đủ, nên chọn loại kem chống nắng với chỉ số SPF từ 30 trở lên và có một trong những ký hiệu sau đây trên sản phẩm: phổ rộng (broad spectrum),4 – 5 sao hoặc có logo UVA.

Tâm An
TIN LIÊN QUAN

Cẩn trọng với thói quen thích ăn thực phẩm ngọt

Ngọc Lê |

Việc lạm dụng quá nhiều thực phẩm ngọt như bánh kẹo, trà sữa, nước ngọt... sẽ gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ. Dưới đây là những cách cơ thể bạn bị tàn phá bởi đồ ngọt.

Da khô do thường xuyên rửa tay, phải làm sao?

Tâm An |

Trước tình hình dịch COVID-19 đang có diễn biến phức tạp như hiện nay, một trong những biện pháp dễ thực hiện và đem lại hiệu quả trong việc phòng tránh lây lan bệnh là thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch, hoặc sử dụng dung dịch sát khuẩn nhanh. Tuy nhiên, khi rửa tay thường xuyên dễ làm cho da bị khô, nứt nẻ.

Cẩn thận với bệnh viêm da tiếp xúc kích ứng do kiến ba khoang

Tâm An |

Viêm da tiếp xúc kích ứng do kiến ba khoang là một dạng viêm da khá phổ biến, thường xuất hiện theo mùa và gây không ít rắc rối cho người bệnh. Tuy không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang lại gây khó chịu, tạo tâm lý căng thẳng và có thể bùng phát thành “dịch” tại một khu vực nào đó.

Hiệu quả của các nguồn ánh sáng UV-C vô hiệu hóa virus gây dịch COVID-

Diệu Tiên |

Signify, tập đoàn dẫn đầu trong lĩnh vực chiếu sáng cùng với Phòng thí nghiệm các bệnh truyền nhiễm mới Quốc gia (NEIDL) 1 tại Đại học Boston (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu nhằm xác thực tính hiệu quả của các nguồn sáng UV-C từ Signify trong việc vô hiệu hóa virus SARS-CoV-2 gây ra dịch bệnh COVID-19.

Cẩn trọng với thói quen thích ăn thực phẩm ngọt

Ngọc Lê |

Việc lạm dụng quá nhiều thực phẩm ngọt như bánh kẹo, trà sữa, nước ngọt... sẽ gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ. Dưới đây là những cách cơ thể bạn bị tàn phá bởi đồ ngọt.

Da khô do thường xuyên rửa tay, phải làm sao?

Tâm An |

Trước tình hình dịch COVID-19 đang có diễn biến phức tạp như hiện nay, một trong những biện pháp dễ thực hiện và đem lại hiệu quả trong việc phòng tránh lây lan bệnh là thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch, hoặc sử dụng dung dịch sát khuẩn nhanh. Tuy nhiên, khi rửa tay thường xuyên dễ làm cho da bị khô, nứt nẻ.

Cẩn thận với bệnh viêm da tiếp xúc kích ứng do kiến ba khoang

Tâm An |

Viêm da tiếp xúc kích ứng do kiến ba khoang là một dạng viêm da khá phổ biến, thường xuất hiện theo mùa và gây không ít rắc rối cho người bệnh. Tuy không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang lại gây khó chịu, tạo tâm lý căng thẳng và có thể bùng phát thành “dịch” tại một khu vực nào đó.

Hiệu quả của các nguồn ánh sáng UV-C vô hiệu hóa virus gây dịch COVID-

Diệu Tiên |

Signify, tập đoàn dẫn đầu trong lĩnh vực chiếu sáng cùng với Phòng thí nghiệm các bệnh truyền nhiễm mới Quốc gia (NEIDL) 1 tại Đại học Boston (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu nhằm xác thực tính hiệu quả của các nguồn sáng UV-C từ Signify trong việc vô hiệu hóa virus SARS-CoV-2 gây ra dịch bệnh COVID-19.