Xoắn tinh hoàn ở trẻ nhỏ - bệnh không thể bỏ qua

Hà Lê |

Xoắn tinh hoàn là hiện tượng thừng tinh bị xoắn quanh trục của nó làm tắc nghẽn mạch máu nuôi tinh hoàn. Xoắn tinh hoàn ở trẻ em là một cấp cứu niệu khoa khẩn cấp, chiếm tỉ lệ khoảng 1/4.000 nam giới dưới 25 tuổi và là một trong những nguyên nhân thường gặp trong các nguyên nhân gây mất tinh hoàn ở nam giới.

Chẩn đoán nhầm xoắn tinh hoàn với bệnh khác

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) vừa tiếp nhận trường hợp người bệnh V.T.Đ (14 tuổi) đến từ Hưng Yên nhập viện trong tình trạng hoại tử tinh hoàn trái do xoắn ngày thứ 13. Người nhà người bệnh cho biết, Đ bị đau tinh hoàn, được chuyển đến từ một bệnh viện huyện ở Hưng Yên chẩn đoán viêm tinh hoàn và điều trị theo hướng viêm tinh hoàn không kết quả. Tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, các bác sĩ đã khám cho Đ thấy tinh hoàn trái treo cao, sưng, không đau; siêu âm thấy mất tinh hoàn tín hiệu mạch của tinh hoàn trái.

Các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật cấp cứu cho người bệnh phát hiện tinh hoàn trái đã tím đen hoại tử. Người bệnh được phẫu thuật cắt tinh hoàn trái, cố định tinh hoàn phải. Sau 2 ngày phẫu thuật, hiện tại tình trạng người bệnh ổn định và đang được điều trị phục hồi tại Trung tâm Nam học, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, các bác sĩ cũng từng mổ cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhi nam 3 tuổi ở tỉnh Phú Thọ bị xoắn tinh hoàn. Bệnh nhi vào viện trong tình trạng đau dữ dội ở bộ phận sinh dục, bìu sưng to, tấy đỏ… Người nhà bệnh nhi cho biết, trước đó bệnh nhi vẫn ăn uống, sinh hoạt bình thường. Khi đi tiểu bệnh nhi bỗng kêu đau, bìu sưng to và tấy đỏ. Gia đình cho trẻ đến khám tại bệnh viện tuyến dưới thì được chẩn đoán là viêm tinh hoàn, phải nhập viện điều trị. Tuy nhiên, do quá lo lắng, gia đình chuyển bệnh nhi lên Bệnh viện Nhi Trung ương. Rất may là trẻ được phát hiện và điều trị kịp thời.

PGS.TS Nguyễn Quang - Giám đốc Trung tâm Nam học, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết: Bệnh xoắn tinh hoàn thường dễ bị nhầm với bệnh viêm tinh hoàn hay viêm mào tinh hoàn vì có triệu chứng khá giống nhau. Tuy nhiên, viêm tinh hoàn hay viêm mào tinh hoàn thường ít xảy ra ở trẻ em.

Xoắn tinh hoàn là một cấp cứu ngoại khoa tối cấp thường gặp nếu không được cấp cứu kịp thời có thể phải cắt tinh hoàn và gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới. Nguyên nhân gây bệnh thường do bất thường của dây chằng bìu tinh hoàn.

“Thời gian vàng” cấp cứu khi bị xoắn tinh hoàn

Bác sĩ Nguyễn Duy Khánh, Trung tâm Nam học, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết: Triệu chứng của xoắn tinh hoàn thường làm bệnh nhân bị đánh thức trong giấc ngủ bởi một cơn đau chói ở bìu bệnh nhân thường nhớ rõ thời điểm đau. Khi khám lâm sàng tinh hoàn bên xoắn treo cao hơn bên đối diện. Siêu âm Doppler đánh giá phổ mạch tinh hoàn rất có giá trị để chẩn đoán xoắn tinh hoàn với dấu hiệu xoáy nước điển hình. Bệnh thường hay chẩn đoán nhầm với viêm tinh hoàn, đó là nguyên nhân dẫn đến sự chẩn đoán chậm trễ và phải cắt tinh hoàn. Đứng trước 1 trường hợp đau tinh hoàn, cần nghĩ tới bệnh lý xoắn tinh hoàn trước tiên, tránh chẩn đoán nhầm với viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn, sỏi niệu quản... phải cắt bỏ tinh hoàn.

Với bệnh xoắn tinh hoàn, “thời gian vàng” điều trị bệnh là 6 giờ đầu tiên tính từ lúc có biểu hiện đau. Nếu đến trước 6 giờ và được xử trí đúng đắn, kịp thời thì tỉ lệ bệnh nhân được cứu tinh hoàn có thể đạt được 100%. Đến trong khoảng 6-12 giờ thì khả năng cứu được tinh hoàn chỉ còn 50% và trong khoảng 12-24 giờ thì chỉ còn 20% được cứu. Trên 24 giờ sẽ không cứu được tinh hoàn.

Điều đáng lưu ý là có nhiều trẻ đến bệnh viện khi tinh hoàn đã bị hoại tử và buộc phải cắt bỏ. Trẻ bị cắt bỏ một tinh hoàn sẽ giảm 50% khả năng sinh con. Đặc biệt khi lớn, chuyện chỉ còn một tinh hoàn trong bìu sẽ ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của người bệnh.

Bệnh thường có thể xảy ra mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất ở tuổi thanh thiếu niên (từ 2 đến 10 tuổi). Bệnh xoắn tinh hoàn ở trẻ thường gặp ở tuổi sơ sinh hoặc tuổi dậy thì (10-15 tuổi). Xoắn tinh hoàn trẻ em có thể xảy ra trước, trong và sau sinh.

Các bác sĩ khuyến cáo đến nam giới cần đi khám ngay khi có các triệu chứng đau đột ngột ở vùng bìu.

Hà Lê
TIN LIÊN QUAN

6 món ăn tăng cường sức đề kháng

THANH CHÂN (THEO TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHỎE TPHCM) |

Bác sĩ Huỳnh Liên Đoàn - Hội Y học TPHCM chia sẻ 6 món ăn giúp bảo vệ cơ thể, tăng sức đề kháng trước các bệnh thường mắc phải từ tháng 2 đến tháng 5 dương lịch. 

Những thói quen xấu vô tình dẫn đến viêm gan

Chân Phương |

Một số thói quen xấu như uống rượu bia, ăn uống mất vệ sinh, sử dụng chung bơm kim tiêm... vô tình khiến gan tổn thương dẫn đến viêm gan. Bác sĩ Lại Lan Phương (Trưởng khoa Tim mạch và Nội tiết, Bệnh viện Y học Cổ truyền Bộ Công an) đưa ra khuyến cáo cho bệnh nhân: “Tùy từng loại viêm gan mà mỗi bệnh nhân sẽ có phác đồ điều trị phù hợp. Người bệnh cần kết hợp việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt thích hợp và dùng thuốc điều trị”.

Cảnh báo liệt hai chân do thói quen cắt lể

Anh Nhàn |

Cắt lể được xem là một trong những phương thức chữa bệnh dân gian phổ biến ở các vùng nông thôn. Tuy nhiên, trên cơ sở khoa học chưa chứng minh được tính hiệu quả của phương pháp này mà ngược lại luôn tiềm ẩn nhiều hệ luỵ với người bệnh, thậm chí tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời.

Nên làm gì khi đau lưng sau một giấc ngủ dài?

Hà Thanh |

Đau lưng khi ngủ kéo dài là do tư thế ngủ sai hoặc làm việc quá sức. Tuy nhiên dấu hiệu này cũng là một triệu chứng liên quan đến bệnh lý đau lưng cơ năng hoặc bệnh lý đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng. Vì vậy, người bị đau lưng nên tìm hiểu nguyên nhân gây nên các cơn đau, nếu triệu chứng vẫn không giảm thì nên đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời. 

6 món ăn tăng cường sức đề kháng

THANH CHÂN (THEO TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHỎE TPHCM) |

Bác sĩ Huỳnh Liên Đoàn - Hội Y học TPHCM chia sẻ 6 món ăn giúp bảo vệ cơ thể, tăng sức đề kháng trước các bệnh thường mắc phải từ tháng 2 đến tháng 5 dương lịch. 

Những thói quen xấu vô tình dẫn đến viêm gan

Chân Phương |

Một số thói quen xấu như uống rượu bia, ăn uống mất vệ sinh, sử dụng chung bơm kim tiêm... vô tình khiến gan tổn thương dẫn đến viêm gan. Bác sĩ Lại Lan Phương (Trưởng khoa Tim mạch và Nội tiết, Bệnh viện Y học Cổ truyền Bộ Công an) đưa ra khuyến cáo cho bệnh nhân: “Tùy từng loại viêm gan mà mỗi bệnh nhân sẽ có phác đồ điều trị phù hợp. Người bệnh cần kết hợp việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt thích hợp và dùng thuốc điều trị”.

Cảnh báo liệt hai chân do thói quen cắt lể

Anh Nhàn |

Cắt lể được xem là một trong những phương thức chữa bệnh dân gian phổ biến ở các vùng nông thôn. Tuy nhiên, trên cơ sở khoa học chưa chứng minh được tính hiệu quả của phương pháp này mà ngược lại luôn tiềm ẩn nhiều hệ luỵ với người bệnh, thậm chí tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời.

Nên làm gì khi đau lưng sau một giấc ngủ dài?

Hà Thanh |

Đau lưng khi ngủ kéo dài là do tư thế ngủ sai hoặc làm việc quá sức. Tuy nhiên dấu hiệu này cũng là một triệu chứng liên quan đến bệnh lý đau lưng cơ năng hoặc bệnh lý đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng. Vì vậy, người bị đau lưng nên tìm hiểu nguyên nhân gây nên các cơn đau, nếu triệu chứng vẫn không giảm thì nên đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.