Lợi ích của lấy máu gót chân trẻ sơ sinh

Hà Lê |

Việc chủ động phát hiện, điều trị sớm các bệnh ở trẻ sơ sinh hết sức cần thiết và cấp bách nhằm giảm tỉ lệ tử vong sơ sinh, giảm tỉ lệ chậm phát triển tâm thần kinh và thể chất. Từ đó, các bác sĩ sẽ tìm biện pháp can thiệp kịp thời đối với những bệnh có thể chữa được và tư vấn tâm lý cho bà mẹ cũng như gia đình kịp thời.

Theo nguyên tắc, máu ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể bé cũng có thể đem đi xét nghiệm. Tuy nhiên, bác sĩ chọn lấy máu ở gót chân bé là do bộ phận này có lượng màu dồi dào, đáp ứng đủ lượng cần để xét nghiệm. Hơn nữa, phần gót chân trẻ được cho là kém nhạy cảm hơn so với các bộ phận khác nên khi chích lấy máu sẽ ít đau hơn.

“Lấy máu gót chân trẻ sơ sinh để làm gì?” là vấn đề được rất nhiều người quan tâm và muốn biết câu trả lời. Vài năm trở lại đây, xét nghiệm lấy máu gót chân sàng lọc sơ sinh được bác sĩ khuyên nên thực hiện, các sàng lọc sơ sinh sẽ được thực hiện từ 24-72 giờ bằng cách lấy máu gót chân của trẻ giúp các bác sĩ tầm soát một số bệnh lý di truyền, rối loạn chuyển hóa ở trẻ, giảm thiểu số lượng trẻ em bị chậm phát triển về thể lực, trí tuệ và nhiều bệnh lý khác.

Có 3 bệnh có thể phát hiện thông qua xét nghiệm lấy máu gót chân trẻ sơ sinh gồm:

- Thiếu men G6PD: Đây là bệnh di truyền do nhiễm sắc thể X bị dị dạng gây nên bệnh vàng da, nguy cơ bệnh lý về não hoặc các biến chứng về thần kinh, chậm phát triển...

- Tăng tuyến thượng thận bẩm sinh: Mắc phải bệnh này có thể khiến cho bộ phận sinh dục của bé gái bắt đầu phát triển theo hướng nam tính.

- Suy giáp bẩm sinh: Suy giáp bẩm sinh là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ hormone ở giai đoạn sơ sinh, trẻ sẽ bị ảnh hưởng cả về trí tuệ và chiều cao.

Lấy máu gót chân cho trẻ nên được thực hiện:

Đối với trẻ bình thường trong vòng từ 24 - 72h, tối đa 7 ngày sau sinh, khi trẻ đã ăn sữa được hơn 8 lần.

Trường hợp các bé sinh non, thiếu cân, các bé nên được đưa đi lấy máu gót chân trước ngày thứ 20 sau sinh.

Những trẻ phải truyền máu sau sinh thì lấy sau thời gian 3 tháng.

Hà Lê
TIN LIÊN QUAN

Kết nối bệnh nhi sơ sinh và người thân bằng tin nhắn để phòng COVID-19

Tâm An |

Bệnh viện Hùng Vương (TPHCM) vừa cung cấp miễn phí thông tin bệnh nhi sơ sinh đến phụ huynh mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu thăm bệnh của thân nhân bệnh nhi. 

Cứu sống một trường hợp trẻ sơ sinh hạ đường huyết kéo dài

Tâm An |

Bệnh viện Nhi đồng TPHCM vừa tiếp nhận một trường hợp trẻ sơ sinh được chuyển viện với chẩn đoán suy hô hấp, nhiễm trùng sơ sinh, hạ đường huyết kéo dài. 

Hôn trẻ sơ sinh: Nên hay không nên?

Chân Nhàn |

Nụ hôn thể hiện tình cảm yêu mến, thế nhưng không phải ai và không phải lúc nào cũng có thể sử dụng, đặc biệt với trẻ sơ sinh. Các chuyên gia y tế đã chỉ ra nhiều tác hại của việc hôn trẻ mà không phải ai cũng biết.

Kết nối bệnh nhi sơ sinh và người thân bằng tin nhắn để phòng COVID-19

Tâm An |

Bệnh viện Hùng Vương (TPHCM) vừa cung cấp miễn phí thông tin bệnh nhi sơ sinh đến phụ huynh mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu thăm bệnh của thân nhân bệnh nhi. 

Cứu sống một trường hợp trẻ sơ sinh hạ đường huyết kéo dài

Tâm An |

Bệnh viện Nhi đồng TPHCM vừa tiếp nhận một trường hợp trẻ sơ sinh được chuyển viện với chẩn đoán suy hô hấp, nhiễm trùng sơ sinh, hạ đường huyết kéo dài. 

Hôn trẻ sơ sinh: Nên hay không nên?

Chân Nhàn |

Nụ hôn thể hiện tình cảm yêu mến, thế nhưng không phải ai và không phải lúc nào cũng có thể sử dụng, đặc biệt với trẻ sơ sinh. Các chuyên gia y tế đã chỉ ra nhiều tác hại của việc hôn trẻ mà không phải ai cũng biết.