Cứu sống một trường hợp trẻ sơ sinh hạ đường huyết kéo dài

Tâm An |

Bệnh viện Nhi đồng TPHCM vừa tiếp nhận một trường hợp trẻ sơ sinh được chuyển viện với chẩn đoán suy hô hấp, nhiễm trùng sơ sinh, hạ đường huyết kéo dài. 

Bệnh nhi là bé trai, 4 ngày tuổi. Sau sinh, trẻ bú kém, lừ đừ, môi hồng nhạt, co giật, xét nghiệm đường huyết ghi nhận kết quả rất thấp, chỉ 35mg% (bình thường từ 80-120mg%) nên được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng TPHCM để điều trị.

BS CKII Nguyễn Minh Tiến (Bệnh viện Nhi Đồng TPHCM) thông tin, tại bệnh viện, trẻ được thở oxy, chống co giật, truyền thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng.

Để điều trị hạ đường huyết, bệnh nhi được các bác sĩ điều trị tích cực bằng cách truyền qua tĩnh mạch dung dịch đường glucose, uống sữa công thức qua ống thông dạ dày, sử dụng thuốc điều trị chuyên biệt để giảm tốc độ tiết insulin (một loại hormone từ các tế bào đảo tụy ở tuyến tụy tiết ra, có tác dụng chuyển hóa các chất trong cơ thể). 

Tuy tình trạng đường huyết có lúc có cải thiện nhưng sau đó vẫn tiếp tục hạ thấp. Do đó, bệnh nhi được các bác sĩ quyết định cắt bỏ trên 95% phần tụy.

Sau phẫu thuật cắt tụy, bệnh nhi được chuyển đến khoa Hồi sức ngoại điều trị. Sau 5 ngày, tình trạng bé cải thiện dần, được cai máy thở, đường huyết dần trở lại bình thường. Lúc này, bệnh nhi đã tỉnh táo, bú khá và không cần truyền dung dịch đường nữa. 

Theo BS CKII Nguyễn Minh Tiến, đây là trường hợp cường insulin bẩm sinh hiếm gặp, gây ra hạ đường huyết kéo dài ở trẻ sơ sinh.  

Phụ huynh cần lưu ý, khi gặp một trẻ sơ sinh nặng cân (trên 4kg) có biểu hiện lừ đừ, li bì, bú kém, co giật,... cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện. Các bác sĩ sẽ làm xét nghiệm chẩn đoán để có biện pháp điều trị thích hợp nhằm kịp thời cứu sống trẻ.

Tâm An
TIN LIÊN QUAN

Cứu sống ca bệnh tai nạn giao thông hôn mê, suy hô hấp

Tâm An |

Đêm 24.8, Bệnh viện Quân y 175 (TPHCM) tiếp nhận một ca bệnh bị tai nạn giao thông được chuyển đến bệnh viện trong tình trạng hôn mê sâu, suy hô hấp nặng.

Những nguy hiểm từ bệnh loãng xương

Thanh Chân |

Loãng xương là một căn bệnh thầm lặng, thường chỉ được phát hiện khi bệnh nhân bị gãy xương. Không những vậy, tình trạng loãng xương sẽ càng trở nặng hơn khi về già do mật độ xương ở độ tuổi này không đảm bảo đủ mức cho phép để xương cứng chắc như ở độ tuổi trưởng thành.  

Tìm lại ánh sáng cho hai bệnh nhân nhờ ghép giác mạc

Tâm An |

Sáng 18.8, Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM thông tin, vừa ghép giác mạc thành công cho 2 bệnh nhân, giúp họ tìm lại được ánh sáng sau thời gian dài có thị lực kém. 

Dùng lồng oxy cao áp "hồi phục não" cho bé gái 9 tháng tuổi bị điện giật

Tâm An |

Bé gái 9 tháng tuổi đang cầm chuôi đèn thì bị điện giật dẫn đến hôn mê vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cứu sống. 

Cứu sống ca bệnh tai nạn giao thông hôn mê, suy hô hấp

Tâm An |

Đêm 24.8, Bệnh viện Quân y 175 (TPHCM) tiếp nhận một ca bệnh bị tai nạn giao thông được chuyển đến bệnh viện trong tình trạng hôn mê sâu, suy hô hấp nặng.

Những nguy hiểm từ bệnh loãng xương

Thanh Chân |

Loãng xương là một căn bệnh thầm lặng, thường chỉ được phát hiện khi bệnh nhân bị gãy xương. Không những vậy, tình trạng loãng xương sẽ càng trở nặng hơn khi về già do mật độ xương ở độ tuổi này không đảm bảo đủ mức cho phép để xương cứng chắc như ở độ tuổi trưởng thành.  

Tìm lại ánh sáng cho hai bệnh nhân nhờ ghép giác mạc

Tâm An |

Sáng 18.8, Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM thông tin, vừa ghép giác mạc thành công cho 2 bệnh nhân, giúp họ tìm lại được ánh sáng sau thời gian dài có thị lực kém. 

Dùng lồng oxy cao áp "hồi phục não" cho bé gái 9 tháng tuổi bị điện giật

Tâm An |

Bé gái 9 tháng tuổi đang cầm chuôi đèn thì bị điện giật dẫn đến hôn mê vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cứu sống.