Nguy cơ từ thói quên dùng chung chén chấm gia vị

V.Phú |

PGS. TS Nguyễn Thị Lâm - Nguyên Phó Viện trưởng  Viện Dinh Dưỡng Quốc gia đã có những khuyến khích không nên duy trì về thói quen chấm chung của người Việt giữa đại dịch COVID-19. Nếu ăn cơm nhà là an toàn nhất trong thời điểm này, thì gia đình cần xem lại thói quen dùng chung chén chấm.

Chấm chung gia vị không phải là thói quen đúng

Nhiều người cho rằng chấm chung là thói quen rất bình thường và tự nhiên, khi mà mỗi người một đôi đũa, chấm cùng chén nước mắm, nước tương, tương ớt, tương cà hay bột canh. Đó còn thể hiện sự gắn bó của các thành viên trong gia đình với nhau. 

Đặc biệt là trong thời điểm dịch Covid-19 hoành hành, cơm nhà là sự lựa chọn bắt buộc của nhiều người. Tuy nhiên, chấm chung ẩn chứa nhiều nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm. Kể cả khi không có Covid-19, vẫn còn nhiều căn bệnh khác đang chực chờ những chén chấm chung để tăng nguy cơ lây nhiễm. 

Dùng chung chén chấm là cơ hội cho bệnh truyền nhiễm

PGS. TS Nguyễn Thị Lâm - Nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh Dưỡng Quốc gia khuyến khích các gia đình không nên dùng chung chén chấm gia vị khi ăn cùng nhau mỗi ngày. 

Những bệnh truyền nhiễm như cúm, quai bị, viêm gan…  do virus hay vi khuẩn HP gây ung thư dạ dày, vi khuẩn gây bệnh lao rất thích những chén chấm chung, vì đây là cơ hội để chúng tấn công người khỏe mạnh dễ dàng. Nguy hiểm nhất trong thời điểm này là virus SARS-CoV2 ẩn chứa trong những giọt bắn của nước bọt, nếu trong bữa ăn có người nhiễm bệnh mà không biết, chấm chung có thể lây cho cả gia đình. Nguy cơ này là không thể xem thường. 

Chưa kể đến nguy cơ lây nhiễm bệnh, việc chấm chung khiến cho cả nhà không hấp thụ hết một số vitamin và khoáng chất có trong các loại nước chấm, gia vị. Không khó để nhìn thấy hình ảnh chén chấm lẫn tạp nhiều loại rau hay nước từ món ăn, từ đó dẫn đến hàm lượng vi chất dinh dưỡng bị loãng đi rất nhiều. 

Chị Uyên Phương - Giám đốc kinh doanh một công ty bất động sản tại Q2, TPHCM cho biết, gia đình chị có thói quen tụ họp bạn bè cùng ăn BBQ và lẩu vào cuối tuần. Nếu mỗi người một chén chấm riêng thì số lượng sẽ rất nhiều. Dù sao cũng là bạn bè thân thiết, chị biết rõ họ chăm sóc sức khỏe rất kỹ càng nên cứ vô tư chấm chung, cả người lớn lẫn trẻ nhỏ trong nhà. 

Sự lơ là và chủ quan khi dùng chung chén nước chấm của nhiều gia đình chính là cơ hội để các bệnh truyền nhiễm lây lan, nhiều nguy cơ cho sức khỏe.

Cơm nhà là khoảnh khắc cả gia đình quây quần bên nhau. Các chị em cố gắng chọn nguyên liệu sạch, đầy dinh dưỡng để chế biến món ngon mong bồi dưỡng sức khỏe cho những người thân yêu. Thế nhưng chỉ với một thói quen ngỡ như là vô hại, những giá trị của cơm nhà sẽ có thể không trọn vẹn từ dinh dưỡng đến tinh thần. Nếu có thể cùng về nhà ăn cơm, hãy chấm riêng mỗi người một chén để cơm nhà là điều giúp chúng ta an tâm nhất trong thời điểm cao trào của đại dịch Covid-19. 

V.Phú
TIN LIÊN QUAN

Cách tăng sức đề kháng cho trẻ để phòng chống dịch bệnh

Huân Cao |

Trong thời điểm dịch COVID-19, nhiều trẻ chủ yếu ở nhà, ít đi ra ngoài vận động so với trước đây. Vì vậy, bố mẹ cần chủ động tăng cường sự vận động và tăng sức đề kháng cho cơ thể trẻ để chống lại bệnh tật. 

Những tiềm ẩn của bệnh thoái hóa cột sống cổ đối với người trẻ tuổi

Hà Thanh |

Thời gian gần đây, thoái hóa cột sống cổ và các bệnh liên quan có xu hướng tăng dần dẫn đến những hậu quả liệt tứ chi, bí tiểu... gây khó khăn cho bệnh nhân. Không những vậy, căn bệnh này còn có hiện tượng trẻ hóa, những người trẻ ngày càng dễ gặp phải những vấn đề về cột sống.

Bệnh viện Chợ Rẫy chi viện nhân lực cho Tây Ninh phòng COVID-19

Anh Nhàn |

Đội phản ứng nhanh số 2 của Bệnh viện Chợ Rẫy (quận 5, TPHCM) vừa có mặt tại Bệnh viện đa khoa Tây Ninh để hỗ trợ công tác phòng chống COVID-19 tại địa phương này. 

9 vật dụng siêu bẩn tại nơi làm việc có nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn

Minh Thảo (Theo Boldsky) |

Tay nắm cửa, bàn phím máy tính, nút bấm thang máy… là những nơi tích tụ rất nhiều vi khuẩn. Một số thiết bị thường xuyên sử dụng tại nơi làm việc, nhưng lại ít được quan tâm vệ sinh sạch sẽ, tiềm ẩn nguy cơ phát tán dịch bệnh.

Cách tăng sức đề kháng cho trẻ để phòng chống dịch bệnh

Huân Cao |

Trong thời điểm dịch COVID-19, nhiều trẻ chủ yếu ở nhà, ít đi ra ngoài vận động so với trước đây. Vì vậy, bố mẹ cần chủ động tăng cường sự vận động và tăng sức đề kháng cho cơ thể trẻ để chống lại bệnh tật. 

Những tiềm ẩn của bệnh thoái hóa cột sống cổ đối với người trẻ tuổi

Hà Thanh |

Thời gian gần đây, thoái hóa cột sống cổ và các bệnh liên quan có xu hướng tăng dần dẫn đến những hậu quả liệt tứ chi, bí tiểu... gây khó khăn cho bệnh nhân. Không những vậy, căn bệnh này còn có hiện tượng trẻ hóa, những người trẻ ngày càng dễ gặp phải những vấn đề về cột sống.

Bệnh viện Chợ Rẫy chi viện nhân lực cho Tây Ninh phòng COVID-19

Anh Nhàn |

Đội phản ứng nhanh số 2 của Bệnh viện Chợ Rẫy (quận 5, TPHCM) vừa có mặt tại Bệnh viện đa khoa Tây Ninh để hỗ trợ công tác phòng chống COVID-19 tại địa phương này. 

9 vật dụng siêu bẩn tại nơi làm việc có nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn

Minh Thảo (Theo Boldsky) |

Tay nắm cửa, bàn phím máy tính, nút bấm thang máy… là những nơi tích tụ rất nhiều vi khuẩn. Một số thiết bị thường xuyên sử dụng tại nơi làm việc, nhưng lại ít được quan tâm vệ sinh sạch sẽ, tiềm ẩn nguy cơ phát tán dịch bệnh.