Phẫu thuật tháo dị vật ra khỏi cậu nhỏ cho thiếu niên

Hà Lê |

Khoa Nam học, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp nhận bệnh nhân nam 16 tuổi, trong quá trình thủ dâm đã đưa một nhẫn kim loại vào gốc dương vật, sau đó dương vật phù nề, tím, đau tăng dần.

Theo lời kể của bệnh nhân, đến ngày thứ 3 sau khi nhét nhẫn do đau nhiều, quá hoảng sợ, bệnh nhân đã báo cho người nhà và được đưa vào Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Tại đây, sau khi thăm khám, bác sĩ nhận thấy vòng nhẫn bóp nghẹt ở gốc dương vật, dương vật phù nề, da có dấu hiệu tím do thiếu máu và do tổn thương khi bệnh nhân cố lấy dị vật, giảm cảm giác dương vật. Khai thác tiền sử bệnh nhân không sử dụng chất kích thích trước đó.

Sau khi thăm khám đánh giá tổn thương, bác sĩ khoa Nam học phối hợp với bác sĩ khoa Răng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 quyết định sử dụng tay khoan nha khoa, mũi khoan cắt kim cương để cắt dị vật, sau can thiệp dị vật được lấy bỏ mà không làm tổn thương thêm cho dương vật.

Sau 10 phút dị vật được tháo ra khỏi dương vật, bệnh nhân đỡ đau, dương vật nề tím giảm nhanh. Bệnh nhân sau đó chuyển về khoa Nam học dùng thuốc kháng sinh, chống viêm, giảm nề và theo dõi các biến chứng tiếp theo có thể xảy ra.

BS Nghiêm Trung Hưng – khoa Nam học, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 - cho biết, bóp nghẹt dương vật là một tình huống khẩn cấp hiếm gặp cần được can thiệp ngay để ngăn ngừa các tổn thương do thiếu máu, đè ép dương vật. Ở nam giới lớn tuổi, nguyên nhân hay gặp gây tổn thương dương vật do dị vật là do cố gắng tăng cường hoạt động tình dục trong khi thủ dâm và tò mò về tình dục với các vật liệu rất đa dạng từ vòng nhựa, dây cao su, cổ chai thủy tinh, nhẫn, đai ốc… là nguyên nhân hàng đầu ở thanh thiếu niên.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, dị vật có thể là sợi dây, sợi chỉ hoặc đôi khi là sợi tóc vô tình quấn vào dương vật. Rối loạn tâm thần là một trong các nguyên nhân có thể gặp ở mọi lứa tuổi cũng nên được khảo sát.

Thắt nghẹt dương vật do dị vật là cấp cứu nam khoa hiếm gặp, cần phải điều trị ngay lập tức để hạn chế tối đa các tổn thương mạch máu có thể dẫn gây ra biến chứng nghiêm trọng ở dương vật. Với người bệnh bị rối loạn cương dương không nên tự ý thử nghiệm các cách thức gây nguy hiểm cho dương vật.

Hà Lê
TIN LIÊN QUAN

Lấy dị vật là 40 khối u sụn trong khớp vai nữ bệnh nhân

Hà Lê |

Các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị vừa phẫu thuật một ca đặc biệt khi lấy ra hơn 40 khối u sụn khỏi khớp vai của bệnh nhân.

Dị vật dài 25 cm mắc kẹt trong trực tràng nam thanh niên

HƯƠNG SƠN |

TP Hồ Chí Minh - Bệnh viện Quân y 175 tiếp nhận cấp cứu một trường hợp nam thanh niên bị mắc kẹt dị vật kích thước lớn trong lòng trực tràng gây đau đớn toàn bộ vùng hậu môn.

Nhiều người nhập viện vì nuốt phải dị vật trong thức ăn

Hạ Mây |

Vừa qua, các bác sĩ của Bệnh viện Nhân Dân Gia Định (TP Hồ Chí Minh) liên tục tiếp nhận nhiều trường hợp nuốt phải dị vật trong thức ăn gây tổn thương đường tiêu hoá nghiêm trọng. Điều này là hồi chuông cảnh báo về thói quen ăn uống chưa hợp lý.

Cảnh giác trẻ bị dị vật đường thở khi tự ăn một mình

Hạ Mây |

Tình trạng dị vật đường thở khi tự ăn một mình khá phổ biến ở trẻ em. Đây là hồi chuông cảnh báo đến các bậc phụ huynh khi cho trẻ ăn. Phát hiện sớm, giải quyết kịp thời là điều cần thiết để tránh những biến chứng nguy hiểm về sau.

Lấy dị vật là 40 khối u sụn trong khớp vai nữ bệnh nhân

Hà Lê |

Các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị vừa phẫu thuật một ca đặc biệt khi lấy ra hơn 40 khối u sụn khỏi khớp vai của bệnh nhân.

Dị vật dài 25 cm mắc kẹt trong trực tràng nam thanh niên

HƯƠNG SƠN |

TP Hồ Chí Minh - Bệnh viện Quân y 175 tiếp nhận cấp cứu một trường hợp nam thanh niên bị mắc kẹt dị vật kích thước lớn trong lòng trực tràng gây đau đớn toàn bộ vùng hậu môn.

Nhiều người nhập viện vì nuốt phải dị vật trong thức ăn

Hạ Mây |

Vừa qua, các bác sĩ của Bệnh viện Nhân Dân Gia Định (TP Hồ Chí Minh) liên tục tiếp nhận nhiều trường hợp nuốt phải dị vật trong thức ăn gây tổn thương đường tiêu hoá nghiêm trọng. Điều này là hồi chuông cảnh báo về thói quen ăn uống chưa hợp lý.

Cảnh giác trẻ bị dị vật đường thở khi tự ăn một mình

Hạ Mây |

Tình trạng dị vật đường thở khi tự ăn một mình khá phổ biến ở trẻ em. Đây là hồi chuông cảnh báo đến các bậc phụ huynh khi cho trẻ ăn. Phát hiện sớm, giải quyết kịp thời là điều cần thiết để tránh những biến chứng nguy hiểm về sau.