Phòng tránh nuốt dị vật trong ăn uống và sinh hoạt

Thanh Chân |

Khi biết nuốt phải dị vật, người bệnh cần đến cơ sở y tế ngay để được điều trị kịp thời và hiệu quả. Người bệnh đừng cố nuốt thêm thức ăn, uống nước cho trôi vì có nguy cơ tổn thương ống tiêu hóa dẫn tới nhiễm trùng và biến chứng nguy hiểm.

Đau tức ngực, nuốt nghẹn không rõ nguyên do

Bệnh viện Bình Dân (TP Hồ Chí Minh) vừa phẫu thuật cứu tính mạng chị N.T.N.G (34 tuổi, Bến Tre), khi chị G bị xương cá rô phi xuyên thủng thực quản và thủng động mạch chủ ngực. Đây là tai nạn cực kỳ hiếm gặp, diễn tiến nhanh chóng và tỉ lệ tử vong lên đến hơn 90% nếu không can thiệp kịp thời.

Cụ thể, vào một buổi trưa tháng 4, chị G mua 1,3kg cá phi (tên người địa phương gọi cá rô phi) về ăn. Trong lúc ăn, chị G cảm thấy khó chịu vùng cổ, nuốt thêm vài miếng cơm thì thấy tức ngực. Nghĩ do công việc buôn bán mệt mỏi nên nằm nghỉ. Chiều cùng ngày, cảm thấy cơn đau không giảm nên chị G đi khám bệnh được điều trị trào ngược dạ dày - thực quản.

Sau đó, chị G được người nhà đưa đến Trung tâm Y khoa Medic TP Hồ Chí Minh. Qua nội soi thực quản, bác sĩ quan sát thấy vùng vách trái thực quản viêm đỏ, đồng thời, phát hiện một phần dị vật như xương cá đang cắm lún vào thực quản. Nhận thấy tình trạng người bệnh cần cấp cứu, các bác sĩ nơi đây chuyển chị G đến Bệnh viện Bình Dân để điều trị.

Tại thời điểm nhập viện cấp cứu, chị G sốt, vẻ mặt lừ đừ, đau tức ngực và mệt nhiều. Các bác sĩ nhận định đây là trường hợp dị vật sắc nhọn xuyên thành thực quản, làm thủng động mạch chủ ngực phức tạp. 

Sau gần 30 phút tìm kiếm, êkip bác sĩ phẫu thuật tim và mạch máu đã xác định được dị vật là một chiếc xương cá và gắp ra ngoài. Chiếc xương cá có chiều dài khoảng 3cm, chiều rộng chỗ lớn nhất khoảng 0,6cm nằm cao sát cung động mạch chủ trên.

Phòng tránh nuốt dị vật trong ăn uống và sinh hoạt 

Bác sĩ Nguyễn Phú Hữu - Phó khoa Ngoại Tiêu hóa Bệnh viện Bình Dân cho biết, trong những trường hợp cấp cứu nuốt dị vật đường tiêu hoá từng thực hiện, xương cá là dị vật thường gặp nhất. Trong đó, nhiều trường hợp nạn nhân không biết đã nuốt dị vật.

Nếu di chuyển xuống theo đường tiêu hoá, các dị vật như xương cá, tăm xỉa răng hoặc các vật sắc nhọn có thể xuyên thủng ra ổ bụng hoặc tạo ổ nhiễm trùng trong ổ bụng, lồng ngực. Tuy nhiên, trường hợp xương cá đâm thủng thực quản rồi xuyên qua các tổ chức cơ, làm rách động mạch chủ ngực rất hi hữu và nguy hiểm.  

Qua trường hợp này, bác sĩ khuyến cáo khi chế biến món ăn cần lấy sạch xương cứng và sắc để tránh nguy cơ nuốt phải dị vật. Trong hoặc sau bữa ăn, nhất là đang ăn các loại thức ăn có xương cứng và sắc, nếu thấy đau đột ngột ở ngực, bụng thì nên nghĩ đến khả năng đã nuốt phải xương.

Khi đã biết nuốt phải dị vật, người bệnh cần đến cơ sở y tế ngay để được điều trị kịp thời và hiệu quả. Người bệnh đừng cố nuốt thêm thức ăn, uống nước cho trôi vì có nguy cơ tổn thương ống tiêu hóa dẫn tới nhiễm trùng và biến chứng nguy hiểm.

Thanh Chân
TIN LIÊN QUAN

Trẻ hóc sặc dị vật vì giật mình

Thanh Chân |

Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cấp cứu trường hợp hóc sặc dị vật ở trẻ 13 tuổi. Bệnh nhi L.T.K.N (13 tuổi, ngụ Đức Hòa, Long An) đang ngậm que kẹo mút. Khi ba gọi làm trẻ giật mình nên nuốt chửng que kẹo vào bụng. Bác sĩ khuyến cáo phụ huynh cần đặc biệt chú ý khi trẻ chơi với những đồ vật hay thức ăn có nguy cơ hóc, nghẹn cao.

Can thiệp thành công trường hợp bị dị vật mũi nguy hiểm ở trẻ

Thanh Chân |

Qua phim X-quang, bác sĩ xác định dị vật mũi nghi pin điện tử dạng cúc áo. Đây là một trường hợp dị vật nguy hiểm, cần phải nhanh chóng lấy dị vật ra khỏi hốc mũi bởi nguy cơ pin điện tử ăn mòn các cấu trúc quan trọng từ hốc mũi, đồng thời gây dị vật đường thở hoặc đường ăn.

Dị vật đường thở - Tai nạn nguy hiểm thường gặp trong cuộc sống hàng ngày

Hà Lê |

Dị vật đường thở là một tai nạn nguy hiểm thường gặp ở trẻ nhỏ từ 1-3 tuổi - lứa tuổi thích khám phá bằng cách đưa các vật thể vào miệng. Thế nhưng, tai nạn này vẫn có thể xảy ra ở nhóm trẻ lớn (7 - 10 tuổi) do những bất cẩn trong sinh hoạt, học tập, vui chơi.

Cảnh giác với dị vật đường tiêu hoá gây nhiều hậu quả khó lường

Hạ Mây |

Dị vật đường tiêu hoá là một tai nạn thường gặp nhưng khó chẩn đoán. Nhiều người bị dị vật đường tiêu hoá thường không biết rằng mình đã nuốt phải dị vật nên không có một mốc thời gian cụ thể nào từ khi nuốt phải dị vật cho đến khi dị vật gây nên biến chứng. Thiếu tá, BSCK1 Hoàng Xuân Trường – Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Quân y 175 (TPHCM) đưa ra một số nhận định, lời khuyên trước những trường hợp này.

Trẻ hóc sặc dị vật vì giật mình

Thanh Chân |

Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cấp cứu trường hợp hóc sặc dị vật ở trẻ 13 tuổi. Bệnh nhi L.T.K.N (13 tuổi, ngụ Đức Hòa, Long An) đang ngậm que kẹo mút. Khi ba gọi làm trẻ giật mình nên nuốt chửng que kẹo vào bụng. Bác sĩ khuyến cáo phụ huynh cần đặc biệt chú ý khi trẻ chơi với những đồ vật hay thức ăn có nguy cơ hóc, nghẹn cao.

Can thiệp thành công trường hợp bị dị vật mũi nguy hiểm ở trẻ

Thanh Chân |

Qua phim X-quang, bác sĩ xác định dị vật mũi nghi pin điện tử dạng cúc áo. Đây là một trường hợp dị vật nguy hiểm, cần phải nhanh chóng lấy dị vật ra khỏi hốc mũi bởi nguy cơ pin điện tử ăn mòn các cấu trúc quan trọng từ hốc mũi, đồng thời gây dị vật đường thở hoặc đường ăn.

Dị vật đường thở - Tai nạn nguy hiểm thường gặp trong cuộc sống hàng ngày

Hà Lê |

Dị vật đường thở là một tai nạn nguy hiểm thường gặp ở trẻ nhỏ từ 1-3 tuổi - lứa tuổi thích khám phá bằng cách đưa các vật thể vào miệng. Thế nhưng, tai nạn này vẫn có thể xảy ra ở nhóm trẻ lớn (7 - 10 tuổi) do những bất cẩn trong sinh hoạt, học tập, vui chơi.

Cảnh giác với dị vật đường tiêu hoá gây nhiều hậu quả khó lường

Hạ Mây |

Dị vật đường tiêu hoá là một tai nạn thường gặp nhưng khó chẩn đoán. Nhiều người bị dị vật đường tiêu hoá thường không biết rằng mình đã nuốt phải dị vật nên không có một mốc thời gian cụ thể nào từ khi nuốt phải dị vật cho đến khi dị vật gây nên biến chứng. Thiếu tá, BSCK1 Hoàng Xuân Trường – Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Quân y 175 (TPHCM) đưa ra một số nhận định, lời khuyên trước những trường hợp này.