Cảnh giác trẻ bị dị vật đường thở khi tự ăn một mình

Hạ Mây |

Tình trạng dị vật đường thở khi tự ăn một mình khá phổ biến ở trẻ em. Đây là hồi chuông cảnh báo đến các bậc phụ huynh khi cho trẻ ăn. Phát hiện sớm, giải quyết kịp thời là điều cần thiết để tránh những biến chứng nguy hiểm về sau.

BS CK2 Nguyễn Minh Tiến - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết, vừa qua đơn vị đã tiếp nhận một trẻ 25 tháng tuổi, nữ. Khai thác bệnh sử ghi nhận trẻ bị sốt ho khò khè, khó thở 3 tháng nay, nhập bệnh viện địa phương 2 lần chẩn đoán viêm tiểu phế quản bội nhiễm, điều trị bớt được xuất viện. Sau đó, trẻ biểu hiện ho tái đi tái lại, điều trị bác sĩ tư có bớt nhưng không dứt hẳn. Lần này trẻ sốt ho khò khè thở mệt, nhập bệnh viện địa phương điều trị 2 tuần không bớt nên chuyển bệnh viện Nhi đồng Thành phố. 

Tại đây, ghi nhận trẻ thở mệt co lõm ngực 56 lần/phút, SpO2 88%, phổi ran rít ngáy, ẩm, nổ, nhịp tim nhanh 170 lần/phút. Xquang phổi có biểu hiện viêm phổi phải nhiều hơn trái, ứ khí phổi trái nên được cho chụp CT scan phổi. Ghi nhận nhiều tổn thương dạng đông đặc ở thùy trên và giữa phổi phải, phổi trái xẹp ở phân thùy VI, VII, X, ứ khí các phân thùy phổi khác, phế quản thùy dưới phổi trái có hình ảnh lấp đầy phế quản nghi dị vật đường thở. 

Trẻ được chẩn đoán viêm phổi nặng, theo dõi dị vật đường “bỏ quên”. Trẻ được hỗ trợ hô hấp thở áp lực dương liên tục, kháng sinh, khí dung thuốc giãn phế quản và được ê kíp nội soi hô hấp tiến hành nội soi đường thở gắp ra được một dải thịt kích thước 1×0,5cm ở phế quản gốc bên trái. Sau nội soi gắp dị vật, trẻ bớt khó thở, thở oxy sau đó thở khí trời.

Khi hỏi mẹ bé cho biết, bé có thói quen tự ăn một mình từ 14 tháng tuổi và không ghi nhận được trẻ bị hội chứng xâm nhập ho, sặc sụa, tím tái. Vì vậy phụ huynh lưu ý khi cho trẻ ăn, cần chế biến thức ăn nhuyễn nhỏ cho trẻ ăn và cần quan sát trẻ khi trẻ đòi tự múc ăn một mình. 

Phụ huynh khi thấy con em mình ho, khò khè tái phát nhiều lần tái đi tái lại thì đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám, làm xét nghiệm máu để tìm nguyên nhân như hen suyễn, viêm tiểu phế quản, vòng mạch (mạch máu quấn quanh đường thở), trào ngược dạ dày thực quản, dị vật đường thở bỏ quên,…

Hạ Mây
TIN LIÊN QUAN

Phòng tránh nuốt dị vật trong ăn uống và sinh hoạt

Thanh Chân |

Khi biết nuốt phải dị vật, người bệnh cần đến cơ sở y tế ngay để được điều trị kịp thời và hiệu quả. Người bệnh đừng cố nuốt thêm thức ăn, uống nước cho trôi vì có nguy cơ tổn thương ống tiêu hóa dẫn tới nhiễm trùng và biến chứng nguy hiểm.

Trẻ hóc sặc dị vật vì giật mình

Thanh Chân |

Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cấp cứu trường hợp hóc sặc dị vật ở trẻ 13 tuổi. Bệnh nhi L.T.K.N (13 tuổi, ngụ Đức Hòa, Long An) đang ngậm que kẹo mút. Khi ba gọi làm trẻ giật mình nên nuốt chửng que kẹo vào bụng. Bác sĩ khuyến cáo phụ huynh cần đặc biệt chú ý khi trẻ chơi với những đồ vật hay thức ăn có nguy cơ hóc, nghẹn cao.

Can thiệp thành công trường hợp bị dị vật mũi nguy hiểm ở trẻ

Thanh Chân |

Qua phim X-quang, bác sĩ xác định dị vật mũi nghi pin điện tử dạng cúc áo. Đây là một trường hợp dị vật nguy hiểm, cần phải nhanh chóng lấy dị vật ra khỏi hốc mũi bởi nguy cơ pin điện tử ăn mòn các cấu trúc quan trọng từ hốc mũi, đồng thời gây dị vật đường thở hoặc đường ăn.

Dị vật đường thở - Tai nạn nguy hiểm thường gặp trong cuộc sống hàng ngày

Hà Lê |

Dị vật đường thở là một tai nạn nguy hiểm thường gặp ở trẻ nhỏ từ 1-3 tuổi - lứa tuổi thích khám phá bằng cách đưa các vật thể vào miệng. Thế nhưng, tai nạn này vẫn có thể xảy ra ở nhóm trẻ lớn (7 - 10 tuổi) do những bất cẩn trong sinh hoạt, học tập, vui chơi.

Phòng tránh nuốt dị vật trong ăn uống và sinh hoạt

Thanh Chân |

Khi biết nuốt phải dị vật, người bệnh cần đến cơ sở y tế ngay để được điều trị kịp thời và hiệu quả. Người bệnh đừng cố nuốt thêm thức ăn, uống nước cho trôi vì có nguy cơ tổn thương ống tiêu hóa dẫn tới nhiễm trùng và biến chứng nguy hiểm.

Trẻ hóc sặc dị vật vì giật mình

Thanh Chân |

Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cấp cứu trường hợp hóc sặc dị vật ở trẻ 13 tuổi. Bệnh nhi L.T.K.N (13 tuổi, ngụ Đức Hòa, Long An) đang ngậm que kẹo mút. Khi ba gọi làm trẻ giật mình nên nuốt chửng que kẹo vào bụng. Bác sĩ khuyến cáo phụ huynh cần đặc biệt chú ý khi trẻ chơi với những đồ vật hay thức ăn có nguy cơ hóc, nghẹn cao.

Can thiệp thành công trường hợp bị dị vật mũi nguy hiểm ở trẻ

Thanh Chân |

Qua phim X-quang, bác sĩ xác định dị vật mũi nghi pin điện tử dạng cúc áo. Đây là một trường hợp dị vật nguy hiểm, cần phải nhanh chóng lấy dị vật ra khỏi hốc mũi bởi nguy cơ pin điện tử ăn mòn các cấu trúc quan trọng từ hốc mũi, đồng thời gây dị vật đường thở hoặc đường ăn.

Dị vật đường thở - Tai nạn nguy hiểm thường gặp trong cuộc sống hàng ngày

Hà Lê |

Dị vật đường thở là một tai nạn nguy hiểm thường gặp ở trẻ nhỏ từ 1-3 tuổi - lứa tuổi thích khám phá bằng cách đưa các vật thể vào miệng. Thế nhưng, tai nạn này vẫn có thể xảy ra ở nhóm trẻ lớn (7 - 10 tuổi) do những bất cẩn trong sinh hoạt, học tập, vui chơi.