Phụ nữ có thai và nguy cơ giãn tĩnh mạch

Hà Lê |

Không chỉ người cao tuổi mắc giãn tĩnh mạch mà cả người trẻ cũng có nguy cơ, thậm chí phụ nữ mang thai cũng không ngoại lệ.

Nhiều phụ nữ phát hiện bị giãn tĩnh mạch khi đang mang bầu. Do khoảng thời gian này, tử cung lớn dần lên, chèn ép vào các mạch máu lớn của ổ bụng (chủ yếu là phía bên phải) dẫn đến tăng áp lực tĩnh mạch ở chân.

Tĩnh mạch có chức năng chính là vận chuyển máu từ ngoại vi về tim, ngoài ra, các tĩnh mạch ở vị trí thấp như chi dưới còn phải chống lại sức cản của trọng lực cơ thể. Bên cạnh đó, khi mang thai, thể tích máu trong cơ thể nhiều hơn làm tăng gánh nặng lên hệ tuần hoàn. Đồng thời, hàm lượng hormone Progesterone cũng tăng dần về cuối thai kỳ, gây giãn thành mạch.

Sau khi sinh, các triệu chứng của bệnh sẽ giảm dần. Ảnh: Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Tuy nhiên, sau khi sinh, các triệu chứng của bệnh sẽ giảm dần, và hiện nay cũng có rất nhiều phương pháp điều trị.

Một số lời khuyên dành cho các bà mẹ đang mang bầu:

- Tập thể dục hoặc đi bộ thường xuyên mỗi ngày giúp hỗ trợ, cải thiện hệ tuần hoàn.

- Kê cao chân khi ngồi và cả trong lúc ngủ.

- Hạn chế đứng hoặc ngồi một tư thế trong thời gian dài.

- Không đi giày cao gót.

- Khi ngủ nên nằm nghiêng sang trái. Có thể sử dụng gối tựa để giữ tư thế ngủ và nâng cao chân. Tư thế này giúp làm giảm áp lực của tử cung lên các tĩnh mạch lớn ở bên phải ổ bụng.

- Duy trì mức cân nặng phù hợp trong các tháng của thai kỳ.

- Bổ sung vitamin hàng ngày bằng chế độ ăn uống cân bằng trong thời kỳ mang thai sẽ giữ cho hệ tĩnh mạch khỏe mạnh. Ăn nhiều thực phẩm có vitamin C, đây là nguyên liệu mà cơ thể sử dụng để sản xuất collagen và elastin (mô liên kết) giúp sửa chữa và duy trì sức bền của thành mạch máu.

Các phương pháp điều trị:

- Sử dụng tất y tế: Đây là phương pháp không dùng thuốc rất thông dụng và hiệu quả. Loại tất này tạo ra áp lực lên từng phần của chân, phù hợp với sinh lý bình thường: chặt hơn ở gần cổ chân và lỏng dần khi lên cao, luôn ôm lấy chân và đẩy máu theo các tĩnh mạch đi về tim, đồng thời làm tăng tốc độ tuần hoàn máu, giảm thiểu nguy cơ hình thành huyết khối do tốc độ dòng máu chảy chậm gây ra. Tác dụng làm khép kín các van tĩnh mạch và tạo áp lực phù hợp là hai đặc tính quan trọng nhất của tất y tế mà không loại thuốc nào thể thay thế được.

Để ngăn chặn máu ứ trệ ở chân, vào buổi sáng trước khi ra khỏi giường, bệnh nhân nên đi tất ngay lúc đang nằm, và sử dụng cả ngày.

- Ngoài ra, với những bệnh nhân nặng hơn, còn một số phương pháp điều trị khác như tiêm xơ tĩnh mạch (kéo dài 4 đến 6 tuần, sau đó kết hợp với dùng tất y tế), đốt bằng sóng cao tần, đốt laser nội mạch hay phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch bị giãn.

Các triệu chứng của giãn tĩnh mạch thường sẽ tự giảm dần trong vòng 3 đến 4 tháng sau sinh, hoặc lâu hơn. Nhưng cũng có một số trường hợp không cải thiện được nhiều, đặc biệt với những bà mẹ mang thai đôi hoặc đa thai.

Hà Lê
TIN LIÊN QUAN

Những tư thế khi mang thai tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi

Yến Nhi |

Đau lưng là một triệu chứng phổ biến của phụ nữ mang thai. Dưới đây là những tư thế khi mang thai tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Mắc suy giãn tĩnh mạch dễ bị bỏ qua

Hà Lê |

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là bệnh lý thường gặp trong cộng đồng, tuy nhiên chưa được quan tâm phòng ngừa và điều trị sớm tại Việt Nam.

Nguy cơ tiềm ẩn ở phụ nữ mang thai béo phì

Hà Lê |

Theo thống kê tại các nước phát triển có từ 6-10% phụ nữ mang thai mắc thừa cân béo phì trong đó có Việt Nam.

Gân chân nổi chi chít mới biết mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

Lệ Hà |

Đôi chân mỏi nhừ, nhức và nổi nhiều mạch máu… nhưng nhiều người chủ quan nghĩ do đi đứng nhiều không đi khám và điều trị. Chỉ đến khi các biểu hiện quá nặng, có trường hợp có vết loét ở chân mới đi khám. Bác sĩ chẩn đoán bị suy giãn tĩnh mạch chân. Lúc đó, mới ngã ngửa đó là bệnh.

Những tư thế khi mang thai tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi

Yến Nhi |

Đau lưng là một triệu chứng phổ biến của phụ nữ mang thai. Dưới đây là những tư thế khi mang thai tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Mắc suy giãn tĩnh mạch dễ bị bỏ qua

Hà Lê |

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là bệnh lý thường gặp trong cộng đồng, tuy nhiên chưa được quan tâm phòng ngừa và điều trị sớm tại Việt Nam.

Nguy cơ tiềm ẩn ở phụ nữ mang thai béo phì

Hà Lê |

Theo thống kê tại các nước phát triển có từ 6-10% phụ nữ mang thai mắc thừa cân béo phì trong đó có Việt Nam.

Gân chân nổi chi chít mới biết mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

Lệ Hà |

Đôi chân mỏi nhừ, nhức và nổi nhiều mạch máu… nhưng nhiều người chủ quan nghĩ do đi đứng nhiều không đi khám và điều trị. Chỉ đến khi các biểu hiện quá nặng, có trường hợp có vết loét ở chân mới đi khám. Bác sĩ chẩn đoán bị suy giãn tĩnh mạch chân. Lúc đó, mới ngã ngửa đó là bệnh.