Thời gian lưu trữ tế bào gốc máu dây rốn

Hà Lê |

Tế bào gốc máu dây rốn được lấy từ tĩnh mạch của dây rốn rất dồi dào tế bào gốc. Tế bào gốc máu dây rốn có ưu điểm khác với các tế bào gốc được tạo ra từ tủy xương là những tế bào gốc này chưa bị hư hại do bệnh tật, đột biến.

Tế bào gốc máu dây rốn được lấy từ tĩnh mạch của dây rốn rất dồi dào tế bào gốc. Tế bào gốc máu dây rốn có ưu điểm khác với các tế bào gốc được tạo ra từ tủy xương là những tế bào gốc này chưa bị hư hại do bệnh tật, đột biến.

Tại Ngân hàng Tế bào gốc, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, quy trình thu thập, điều chế và lưu trữ tế bào gốc được thực hiện theo quy trình đạt tiêu chuẩn quốc tế bởi hệ thống thiết bị hiện đại và đội ngũ chuyên gia, cán bộ được đào tạo chuyên sâu tại các cơ sở hàng đầu về tế bào gốc, đặc biệt là đào tạo tại Mỹ, Nhật Bản.

Quy trình thu thập, xử lý máu dây rốn

Thời điểm lấy tế bào gốc dây rốn tốt nhất là ở đoạn giữa của quá trình sinh nở, sau khi trẻ đã ra đời và cắt, kẹp dây rốn nhưng bánh rau vẫn còn nằm trong cơ thể mẹ. Kỹ thuật viên sẽ dùng kim chọc vào tĩnh mạch của dây rốn để máu đi vào túi có chất chống đông và cố gắng lấy được toàn bộ số máu trong dây rốn. Trong trường hợp cần thiết có thể lấy thêm máu từ bánh rau sau khi đẻ rau. Kỹ thuật này không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ sơ sinh và người mẹ.

Máu dây rốn sau thu thập sẽ được xử lý với nhiều kỹ thuật chuyên sâu và phức tạp để phân lập, loại bỏ bớt các thành phần thừa như hồng cầu, huyết tương, giữ lại thành phần chính là lớp tế bào có nhân rất giàu tế bào gốc. Điều đó sẽ giúp khối tế bào gốc được tinh sạch, thu gọn thuận tiện hơn cho việc lưu trữ bảo quản.

Ngoài ra, mẫu tế bào gốc còn được tiến hành các xét nghiệm để đánh giá số lượng tế bào gốc, định nhóm máu ABO, Rh(D), sàng lọc các bệnh truyền nhiễm và bệnh tan máu bẩm sinh, đảm bảo đơn vị tế bào gốc được lưu trữ vừa đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng cũng như về tính an toàn.

Túi máu dây rốn được các kỹ thuật viên xử lý qua nhiều công đoạn và thực hiện ép để thu được lớp buffy coat chứa nhiều tế bào gốc

Thời gian lưu trữ tế bào gốc máu dây rốn

Tế bào gốc từ máu dây rốn sau khi xử lý được trộn với dung dịch bảo quản, hạ nhiệt độ theo chương trình đạt dưới -80°C. Sau đó, tế bào gốc được bảo quản đông lạnh trong ni tơ lỏng ở nhiệt độ -150 đến -196°C. Tế bào gốc sẽ được bảo tồn đầy đủ chức năng vốn có với thời gian lưu giữ lâu dài. Hiện nay trên thế giới chưa có tài liệu công bố thời gian tối đa khi lưu giữ ở nhiệt độ âm sâu nói trên. Vì vậy, về lý thuyết có thể lưu giữ không hạn chế về thời gian nếu có nhu cầu.

Vì vậy, gia đình có thể lưu trữ bao nhiêu lâu cũng không ảnh hưởng đến chất lượng chung của mẫu máu dây rốn. Mặc dù vậy, thời gian lưu trữ máu dây rốn dịch vụ mặc định trong hợp đồng là 18 năm. Đây là khoảng thời gian đứa trẻ sở hữu máu dây rốn đến tuổi trưởng thành. Đến thời điểm này, nếu bản thân đứa trẻ có nguyện vọng thì có thể tiếp tục ký hợp đồng mới để tiếp tục lưu trữ máu dây rốn tại Ngân hàng Tế bào gốc, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương.

Sau khi được xử lý, sản phẩm tế bào gốc từ máu dây rốn được chuyển vào túi 2 ngăn để lưu trữ và được bảo quản trong ni tơ lỏng ở nhiệt độ -150 đến -196°C

Lưu trữ tế bào gốc máu dây rống nhằm mục đích gì?

Tế bào gốc máu dây rốn được sử dụng vào mục đích chính là điều trị bệnh nhân, chủ yếu là ghép tế bào gốc tạo máu. Hiện nay, đây là chỉ định ứng dụng phổ biến nhất trên thế giới cũng như tại Việt Nam của nguồn tế bào gốc này.

Chỉ định ghép tế bào gốc cho bệnh máu

Ghép tự thân:

Bệnh ác tính: Đa u tủy xương, U lympho Hodgkin, U lympho không Hodgkin, Lơ-xê-mi cấp tiền tuỷ bào…

Ghép đồng loài:

Bệnh ác tính: Lơ-xê-mi cấp dòng tủy và lympho, U lympho Hodgkin, U lympho không Hodgkin, Lơ-xê-mi kinh dòng bạch cầu hạt, Hội chứng rối loạn sinh tủy;

Bệnh lành tính: Suy tủy xương, Đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm, Thiếu máu Fanconi, Thalassemia, Thiếu máu Diamond-Blackfan…

Tuy nhiên, vì trong máu dây rốn còn nhiều loại tế bào gốc có tiềm năng lớn nên trong tương lai còn có thể sử dụng để tìm ra nhiều phương pháp điều trị hiệu quả hơn dựa trên công nghệ tế bào gốc, sửa chữa các mô/tổ chức bị tổn hại khác ngoài cơ quan tạo máu.

Hà Lê
TIN LIÊN QUAN

Phẫu thuật cứu sống sản phụ và thai nhi trên sản phụ có bệnh máu

Hà Lê |

Các bác sĩ Khoa Điều trị theo yêu cầu - Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa tiến hành phẫu thuật cứu sống sản phụ mang thai 40 tuần, cạn ối, thai suy, vết mổ đẻ cũ trên nền bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia). Sau 6 ngày điều trị sức khỏe sản phụ và thai nhi ổn định và được xuất viện.

Cứu sản phụ sa dây rốn

Hà Lê |

9h ngày 3.12 sản phụ Đ.T.T.H mang thai lần thứ ba vào phòng cấp cứu vào Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) trong trạng thái chuyển dạ, đau bụng, vỡ ối sớm. Các bác sĩ chẩn đoán sản phụ bị sa dây rốn.

Bị thắt nút dây rốn, bé trai may mắn chào đời khỏe mạnh

Hà Lê |

Mặc dù dây rốn thắt nút, bé trai nặng 2950g đã chào đời an toàn, khỏe mạnh tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội.

Mẹ bầu cần biết dây rốn thắt nút

Hà Lê |

Khi dây rốn này tạo thành một nút thắt bên trong tử cung, nó được gọi là nút thắt thực sự của dây rốn. Tỉ lệ xảy ra khoảng 1% các bà mẹ mang thai.

Cẩn thận với dây rốn quấn cổ trong quá trình mang thai

ANH NHÀN |

Tần suất dây rốn quấn cổ chiếm khoảng 10 - 29% số thai kỳ và gia tăng theo tuổi thai. Ngoài ra còn ghi nhận dây rốn quấn ở những vị trí khác trên cơ thể như tứ chi, thân mình, thậm chí toàn thân. Đây là hiện tượng thường gặp trong mỗi thai kỳ, việc cần làm là các sản phụ không nên lo lắng quá mức mà làm ảnh hưởng đến sức khoẻ cả mẹ và bé. 

Phẫu thuật cứu sống sản phụ và thai nhi trên sản phụ có bệnh máu

Hà Lê |

Các bác sĩ Khoa Điều trị theo yêu cầu - Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa tiến hành phẫu thuật cứu sống sản phụ mang thai 40 tuần, cạn ối, thai suy, vết mổ đẻ cũ trên nền bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia). Sau 6 ngày điều trị sức khỏe sản phụ và thai nhi ổn định và được xuất viện.

Cứu sản phụ sa dây rốn

Hà Lê |

9h ngày 3.12 sản phụ Đ.T.T.H mang thai lần thứ ba vào phòng cấp cứu vào Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) trong trạng thái chuyển dạ, đau bụng, vỡ ối sớm. Các bác sĩ chẩn đoán sản phụ bị sa dây rốn.

Bị thắt nút dây rốn, bé trai may mắn chào đời khỏe mạnh

Hà Lê |

Mặc dù dây rốn thắt nút, bé trai nặng 2950g đã chào đời an toàn, khỏe mạnh tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội.

Mẹ bầu cần biết dây rốn thắt nút

Hà Lê |

Khi dây rốn này tạo thành một nút thắt bên trong tử cung, nó được gọi là nút thắt thực sự của dây rốn. Tỉ lệ xảy ra khoảng 1% các bà mẹ mang thai.

Cẩn thận với dây rốn quấn cổ trong quá trình mang thai

ANH NHÀN |

Tần suất dây rốn quấn cổ chiếm khoảng 10 - 29% số thai kỳ và gia tăng theo tuổi thai. Ngoài ra còn ghi nhận dây rốn quấn ở những vị trí khác trên cơ thể như tứ chi, thân mình, thậm chí toàn thân. Đây là hiện tượng thường gặp trong mỗi thai kỳ, việc cần làm là các sản phụ không nên lo lắng quá mức mà làm ảnh hưởng đến sức khoẻ cả mẹ và bé.