Phát hiện 7 xe tải đổ trộm chất thải công nghiệp xuống hầm đá

HÀ ANH CHIẾN |

Ngày 27.12, Công an tỉnh Đồng Nai đang điều tra xử lý vụ phát hiện 7 xe tải chở hàng chục tấn rác thải chưa qua xử lý đổ ra môi trường.

Trước đó, vào khoảng 2h45 ngày 26.12, lực lượng chức năng đã bắt quả tang 7 chiếc xe tải nối đuôi nhau mang chất thải vào khu vực hầm đá (tổ 18B, ấp An Hòa, xã Hóa An, TP.Biên Hòa) để đổ trộm.

Nhiều tài xế đã bỏ xe lại tìm cách tẩu thoát, một số tài xế đang trên đường vào địa điểm đổ rác phát hiện có công an cũng vội vàng điều khiển xe tẩu thoát. Tuy nhiên, toàn bộ 7 xe tải chở rác thải đều bị bắt giữ. Lực lượng công an cũng đã kịp khống chế và tạm giữ được 2 tài xế và 2 phụ xe. Riêng số tài xế của những xe còn lại đều tẩu thoát.

Tại hiện trường, lực lượng công an xác định có 3 xe đang chuẩn bị đổ rác thải công nghiệp như: bao bì nilon, giấy chà nhám, vải… xuống khu vực hầm đá. Bên cạnh đó, một số xe chở chất thải dạng bùn thải công nghiệp được chứa trong các bao tải cũng đang chờ đến lượt đổ xuống hầm đá.

Làm việc với công an, hai tài xế Lưu Văn Thắng (điều khiển xe tải 60P1-1524), Thạch Thông (điều khiển xe 61C-356.82) và 2 phụ xe Mai Văn Nhứt (phụ xe 60C-090.25) và Nguyễn Quân Tâm (phụ xe 60C-193.12) đều ngụ tỉnh Bình Dương khai đã lấy rác từ các cty ở TX.Tân Uyên, tỉnh Bình Dương mang đến khu vực này đổ trộm. Theo đó, các chủ xe sẽ hợp đồng với một số cty mang số rác thải này đi xử lý. Tuy nhiên, sau khi nhận hàng các tài xế mang xuống khu vực này đổ để tránh mất chi phí xử lý.

HÀ ANH CHIẾN
TIN LIÊN QUAN

Chống ngập bằng bơm có hiệu quả hay không?

Trường Sơn |

Cốt nền thấp, không thể lắp đặt hệ thống cống đường kính lớn đảm bảo đủ độ dốc cho nước tự chảy thì việc tăng cường nguồn động lực, cưỡng bức dòng nước trở thành một lựa chọn khả thi nhất để đáp ứng được yêu cầu chống ngập nhanh, gọn, giá rẻ cho TPHCM trong giai đoạn hiện nay.

800 doanh nghiệp xả thải trên 160.000 m3 ra sông Đồng Nai mỗi ngày

ĐÔNG ANH |

Thông tin trên đã được công bố tại phiên họp lần thứ 12, của Uỷ ban bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai (Uỷ ban BVMT sông Đồng Nai) vừa diễn ra ngày 10.12, tại TP Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai.

Bình Dương: Xử lý nước thải sinh hoạt trước khi xả ra môi trường

ĐÌNH TRỌNG |

Ngày 30.11, một nhà máy thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt công suất 20.000m3/ngày đêm tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương được đưa  vào vận hành trước 3 tháng so với kế hoạch.

Chất thải nguy hại: Lắm bất cập, công nghệ xử lý nghèo nàn

Hoàng Hưng |

Chưa bao giờ, lượng rác thải được các doanh nghiệp nhập khẩu trá hình dưới hình thức phế liệu lại tràn ngập các cảng biển ở VN nhiều như vậy. Ngay giữa tháng 6.2018 vừa qua, lực lượng Hải quan đã phải báo động tình trạng hàng ngàn container phế liệu vô chủ đã nhập vào VN, góp phần gây ùn ứ cảng. Chưa nói, tại không ít địa phương, cơ quan chức năng cũng phát hiện không ít vụ tập trung, ủ chứa vô số phế liệu thuộc diện chất thải hết sức nguy hại… Trong khi đó, công tác xử lý chất thải nguy hại (CTNH) lại tỏ ra quá nhiều bất cập về quản lý, vận chuyển, công nghệ xử lý…

Chống ngập bằng bơm có hiệu quả hay không?

Trường Sơn |

Cốt nền thấp, không thể lắp đặt hệ thống cống đường kính lớn đảm bảo đủ độ dốc cho nước tự chảy thì việc tăng cường nguồn động lực, cưỡng bức dòng nước trở thành một lựa chọn khả thi nhất để đáp ứng được yêu cầu chống ngập nhanh, gọn, giá rẻ cho TPHCM trong giai đoạn hiện nay.

800 doanh nghiệp xả thải trên 160.000 m3 ra sông Đồng Nai mỗi ngày

ĐÔNG ANH |

Thông tin trên đã được công bố tại phiên họp lần thứ 12, của Uỷ ban bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai (Uỷ ban BVMT sông Đồng Nai) vừa diễn ra ngày 10.12, tại TP Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai.

Bình Dương: Xử lý nước thải sinh hoạt trước khi xả ra môi trường

ĐÌNH TRỌNG |

Ngày 30.11, một nhà máy thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt công suất 20.000m3/ngày đêm tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương được đưa  vào vận hành trước 3 tháng so với kế hoạch.

Chất thải nguy hại: Lắm bất cập, công nghệ xử lý nghèo nàn

Hoàng Hưng |

Chưa bao giờ, lượng rác thải được các doanh nghiệp nhập khẩu trá hình dưới hình thức phế liệu lại tràn ngập các cảng biển ở VN nhiều như vậy. Ngay giữa tháng 6.2018 vừa qua, lực lượng Hải quan đã phải báo động tình trạng hàng ngàn container phế liệu vô chủ đã nhập vào VN, góp phần gây ùn ứ cảng. Chưa nói, tại không ít địa phương, cơ quan chức năng cũng phát hiện không ít vụ tập trung, ủ chứa vô số phế liệu thuộc diện chất thải hết sức nguy hại… Trong khi đó, công tác xử lý chất thải nguy hại (CTNH) lại tỏ ra quá nhiều bất cập về quản lý, vận chuyển, công nghệ xử lý…