Cẩn trọng khi khởi kiện

LS Nguyễn Thị Thúy Hường |

Trong cuộc sống, có những mâu thuẫn có thể hoá giải được nhanh chóng nhờ các bên đều có thiện chí để hoà giải. Tuy nhiên cũng có những mâu thuẫn không thể hoà giải được và các bên đành phải nhờ đến toà án phân định ai đúng, ai sai. Tâm lý thông thường của người muốn khởi kiện là đưa ra yêu cầu với người bị kiện càng nhiều càng tốt để giảm bớt sự bực tức và cơn giận dữ của mình. Nhưng khi luật sư đề nghị họ cung cấp chứng cứ cho yêu cầu của mình thì họ lại lúng túng, bối rối không biết bắt đầu từ đâu để tìm kiếm chứng cứ.

Phải kiện công ty chứ không được kiện cá nhân

Ông Ân và ông Tuấn là bạn cùng học chung đại học. Khi đó,  hai người rất hợp nhau về tính cách, thói quen, sở thích âm nhạc, thể thao. Sau khi ra trường, hai người đi làm cho hai công ty khác nhau. Một thời gian sau thì cả hai đều tự thành lập công ty kinh doanh các mặt hàng gia dụng. Do có nhiều mối quan hệ chung với nhau và cùng kinh doanh chung mặt hàng, nên dẫn đến mâu thuẫn trong việc tìm kiếm khách hàng. Ông Ân cho rằng dù đã mất rất nhiều thời gian để tìm kiếm và thuyết phục, nhưng do ông Tuấn dùng nhiều chiêu trò giành giựt, nên khách hàng thay vì ký hợp đồng với công ty của ông thì lại đi ký hợp đồng với công ty ông Tuấn.

Chính vì vậy ông Ân muốn khởi kiện để đòi ông Tuấn bồi thường thiệt hại 10 tỷ đồng. Sau khi nghe trình bày, luật sư đề nghị ông Ân cung cấp tài liệu, chứng cứ chứng minh là ông Tuấn có hành vi giựt khách hàng của công ty ông Ân; mối quan hệ nhân quả giữa hành vi giựt khách hàng của ông Tuấn và thiệt hại xảy ra; số tiền thiệt hại thực tế xảy ra đối với công ty của ông Ân. Luật sư cũng phân tích cho ông Ân biết đây là hành vi mâu thuẫn giữa hai công ty với nhau, nên nếu có khởi kiện thì phải kiện công ty của ông Tuấn chứ không phải kiện cá nhân ông Tuấn được. Ngoài nghĩa vụ chúng minh yêu cầu khởi kiện của mình là hợp lý, khi khởi kiện thì ông Ân phải thực hiện nghĩa vụ tạm ứng án phí tính trên số tiền ông muốn đòi bồi thường.

Điều 186 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.

Tính toán kỹ để không mất án phí oan

Để hạn chế việc toà án từ chối thụ lý khi cho rằng chưa có điều luật để áp dụng, khoản 2, điều 4 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 còn quy định tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng. Theo đó, vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng là vụ việc dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự, nhưng tại thời điểm vụ việc dân sự đó phát sinh và cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu tòa án giải quyết chưa có điều luật để áp dụng.

Mặc dù pháp luật quy định rất thoáng về quyền khởi kiện của các tổ chức, cá nhân, nhưng không có nghĩa rằng các tổ chức cá nhân thích kiện ai thì kiện, vì khi đưa ra yêu cầu khởi kiện, họ phải có các tài liệu, chứng cứ chứng minh về quyền, lợi ích hợp pháp của họ vị xâm phạm như thế nào. Nếu như người khởi kiện không chứng minh được hoặc thiếu các tài liệu, chứng cứ để chứng minh yêu cầu khởi kiện của mình là hợp lý thì Toà án sẽ bác yêu cầu khởi kiện và người khởi kiện sẽ phải chịu án phí theo quy định của pháp luật.

Khoản 1, điều 146 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí như sau: “Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí”. Khoản 1, điều 147 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm như sau: “Đương sự phải chịu án phí sơ thẩm nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí sơ thẩm”

Theo danh mục án phí, lệ phí Toà án được ban hành kèm theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30.12.2016 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, với yêu cầu buộc công ty của ông Tuấn bồi thường 10 tỷ đồng và nếu yêu cầu này không được Toà án chấp thuận toàn bộ, thì công ty của ông Ân phải mất 172 triệu đồng phí dân sự sơ thẩm. Sau khi nghe luật sư phân tích, ông Ân cho biết sẽ suy nghĩ thêm về yêu cầu khởi kiện của mình và chuẩn bị các tài liệu, chứng cứ để chứng minh yêu cầu khởi kiện của mình. Việc ông Ân cần thêm thời gian để tính toán như vậy là hợp lý, bởi sự cẩn trọng không bao giờ là thừa trước khi muốn khởi kiện một ai đó.  

LS Nguyễn Thị Thúy Hường
TIN LIÊN QUAN

Có thẻ BHYT, khám bệnh ở đâu cũng được thanh toán chi phí

Nam Dương |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi chính liên quan đến quyền lợi của NLĐ về việc hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản và thủ tục khám bệnh, chữa bệnh BHYT theo quy định tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT… Báo Lao Động trích đăng một số câu hỏi chính và trả lời.

Ai được hưởng thừa kế của cha mẹ ruột?

Nguyễn Thị Thúy Hường |

Khi còn nhỏ anh An được cha mẹ cho làm con nuôi của vợ chồng em gái ruột không có con. Người mẹ nuôi của anh An cũng chính là dì ruột của anh. Do mối quan hệ ruột thịt như vậy nên hai gia đình rất thân thiết nhau. Vợ chồng người dì sau khi nhận anh An làm con nuôi đã đổi giấy khai sinh, đề tên họ làm cha mẹ của anh An trên giấy khai sinh. Dù đã cho anh An làm con nuôi, nhưng cha mẹ ruột vẫn thường xuyên đến thăm và chăm sóc anh. Anh An vẫn gọi cả 4 người là cha mẹ.

Nợ nào phải chia khi ly hôn?

Nguyễn Thị Thúy Hường |

Ông T và bà H sống chung với nhau đã 32 năm và có 5 người con, người con gái đầu đã chết, còn lại 3 gái, một trai. Quá trình chung sống phát sinh nhiều mâu thuẫn, phần lớn do bà H chê ông T cuộc đời chỉ gắn liền với việc làm nông, trong khi bà khá lanh lẹ, thích đi đây đi đó và kết giao với nhiều người.

Khi nào được lấy lại tiền đặt cọc thuê nhà?

Nguyễn Thị Thúy Hường |

Ngày nay, có nhiều gia đình cho thuê nhà và coi đây là nguồn thu nhập chính,  nhưng kinh nghiệm soạn thảo và phân tích hợp đồng thuê nhà thì không nhiều người rành rẽ.

Có thẻ BHYT, khám bệnh ở đâu cũng được thanh toán chi phí

Nam Dương |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi chính liên quan đến quyền lợi của NLĐ về việc hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản và thủ tục khám bệnh, chữa bệnh BHYT theo quy định tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT… Báo Lao Động trích đăng một số câu hỏi chính và trả lời.

Ai được hưởng thừa kế của cha mẹ ruột?

Nguyễn Thị Thúy Hường |

Khi còn nhỏ anh An được cha mẹ cho làm con nuôi của vợ chồng em gái ruột không có con. Người mẹ nuôi của anh An cũng chính là dì ruột của anh. Do mối quan hệ ruột thịt như vậy nên hai gia đình rất thân thiết nhau. Vợ chồng người dì sau khi nhận anh An làm con nuôi đã đổi giấy khai sinh, đề tên họ làm cha mẹ của anh An trên giấy khai sinh. Dù đã cho anh An làm con nuôi, nhưng cha mẹ ruột vẫn thường xuyên đến thăm và chăm sóc anh. Anh An vẫn gọi cả 4 người là cha mẹ.

Nợ nào phải chia khi ly hôn?

Nguyễn Thị Thúy Hường |

Ông T và bà H sống chung với nhau đã 32 năm và có 5 người con, người con gái đầu đã chết, còn lại 3 gái, một trai. Quá trình chung sống phát sinh nhiều mâu thuẫn, phần lớn do bà H chê ông T cuộc đời chỉ gắn liền với việc làm nông, trong khi bà khá lanh lẹ, thích đi đây đi đó và kết giao với nhiều người.

Khi nào được lấy lại tiền đặt cọc thuê nhà?

Nguyễn Thị Thúy Hường |

Ngày nay, có nhiều gia đình cho thuê nhà và coi đây là nguồn thu nhập chính,  nhưng kinh nghiệm soạn thảo và phân tích hợp đồng thuê nhà thì không nhiều người rành rẽ.