Cách sử dụng toàn bộ tính năng cần số các tài xế cần biết

Khánh Linh |

Nhiều tài xế chỉ quen sử dụng các số quen thuộc như P (đỗ), R (lùi), N (về Mo) và D (lái), còn có những số khác như L, 2, D3 thì ít khi được dùng tới.

Số L sử dụng trong trường hợp nào?

L viết tắt của từ "Low"- nghĩa là thấp, do đó khi ở chế độ này, động cơ sẽ có tỷ số truyền thấp nhất, về cơ bản là số 1.

Người lái có thể sử dụng số L khi lên hoặc xuống dốc cần tốc độ thấp và ổn định hoặc lái xe trên đường đông đúc. Cụ thể, người lái sử dụng số L khi lái xe trên một con đường ngoằn ngoèo không quen thuộc, hoặc muốn tăng sức kéo cho xe.

Số 2 dùng trong trường hợp nào?

Cũng giống như chế độ L, chế độ 2 có nghĩa là động cơ chỉ sử dụng 2 bánh răng đầu tiên của xe. Khi đó hệ thống sẽ tối đa hóa RPM của mỗi bánh răng để nhận được sức kéo cần thiết từ động cơ. Tuy nhiên, một số mẫu xe, chế độ sẽ khóa bánh răng ở số 2 và chỉ chuyển lên khi đến một phạm vi RPM nhất định để giảm thiểu thiệt hại cho động cơ.

Chế độ lái 2 được sử dụng khi lái xe lên dốc có độ dốc khá cao để tận dụng mô-men xoắn của xe. Người lái có thể chuyển sang chế độ này khi lái xe xuống dốc để tận dụng phanh bằng động cơ và hạn chế tình huống bị cháy phanh.

Số D3 sử dụng trong trường hợp nào?

Trong xe số tự động, D3 là một số thấp cho phép động cơ quay với tốc độ cao hơn để tạo ra áp suất ngược nhiều hơn so với các số cao. Số D3 dùng để tăng tốc trong hầu hết các phương tiện - dùng để tiết kiệm xăng.

Người lái xe có thể sử dụng số D3 để hãm tốc khi xuống dốc có độ nghiêng không quá lớn. Trong trường hợp đó, D3 sẽ làm giảm áp lực cho phanh khi xuống dốc, không phải rà phanh liên tục dễ gây ra những tác hại khó lường như nóng phanh, cháy bố phanh làm mất tính năng của phanh gây hư hỏng phanh hoặc mất phanh khi cần phanh xe lại.

Ngoài ra khi đưa xe về các số thấp trong xe số tự động giúp xe tận dụng tốt hơn công suất động cơ, giúp cho việc kéo tải nặng dễ dàng hơn. Số D3 còn có thể ngăn ngừa trượt từ việc chuyển số lên các số cao hơn, giúp xe tránh bị mắc kẹt trên đường dốc và cũng tránh xe bị trơn trượt.

Khánh Linh
TIN LIÊN QUAN

Đổi màu sơn nguyên bản xe ôtô thế nào để đúng luật?

LÂM ANH |

Ngày nay việc thay đổi màu sơn xe ôtô đang dần trở nên khá phổ biến, thủ tục thay đổi cũng tương đối dễ dàng và nhanh chóng.

Vô lăng khoá chặt, lỗi xe ôtô nhiều tài xế gặp phải

K.Linh |

Người lái ôtô sẽ một lần gặp sự cố dù xe đã nổ máy nhưng vô lăng cứng ngắc. Nhiều người, nhất là phụ nữ dễ rơi vào trạng thái hoảng loạn khi gặp lỗi này.

Những vấn đề về sức khỏe mà tài xế ôtô thường gặp nhất

Nam Hiệp |

Công việc lái xe rất mệt nhọc và vất vả, không những phải đối diện với nhiều nguy hiểm, các bác tài còn phải cầm lái trong khoảng thời gian dài khiến sức khỏe suy yếu và dễ mắc phải một số căn bệnh “nghề nghiệp”.

Những sai lầm cơ bản dễ gây tai nạn khi dừng, đỗ xe mà tài xế cần tránh

Nam Hiệp |

Việc dừng, đỗ xe ôtô tưởng chừng là việc làm đơn giản đối với bất cứ tài xế nào. Tuy nhiên, rất nhiều người thường mắc sai lầm trong việc dừng, đỗ không an toàn dễ gây tai nạn cho người tham gia giao thông.

Đổi màu sơn nguyên bản xe ôtô thế nào để đúng luật?

LÂM ANH |

Ngày nay việc thay đổi màu sơn xe ôtô đang dần trở nên khá phổ biến, thủ tục thay đổi cũng tương đối dễ dàng và nhanh chóng.

Vô lăng khoá chặt, lỗi xe ôtô nhiều tài xế gặp phải

K.Linh |

Người lái ôtô sẽ một lần gặp sự cố dù xe đã nổ máy nhưng vô lăng cứng ngắc. Nhiều người, nhất là phụ nữ dễ rơi vào trạng thái hoảng loạn khi gặp lỗi này.

Những vấn đề về sức khỏe mà tài xế ôtô thường gặp nhất

Nam Hiệp |

Công việc lái xe rất mệt nhọc và vất vả, không những phải đối diện với nhiều nguy hiểm, các bác tài còn phải cầm lái trong khoảng thời gian dài khiến sức khỏe suy yếu và dễ mắc phải một số căn bệnh “nghề nghiệp”.

Những sai lầm cơ bản dễ gây tai nạn khi dừng, đỗ xe mà tài xế cần tránh

Nam Hiệp |

Việc dừng, đỗ xe ôtô tưởng chừng là việc làm đơn giản đối với bất cứ tài xế nào. Tuy nhiên, rất nhiều người thường mắc sai lầm trong việc dừng, đỗ không an toàn dễ gây tai nạn cho người tham gia giao thông.