Từ năm 2021: Đi làm sớm sau sinh, lao động nữ sẽ bị mất khoản tiền này

Minh Hương |

Nhiều lao động nữ vì đặc thù công việc hoặc muốn kiếm thêm thu nhập mà phải đi làm sớm. Tuy nhiên, đi là sớm sau sinh sẽ có thể bị mất các khoản tiền nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.

Theo quy định tại Điều 139 Bộ luật Lao động 2019 (có hiệu lực từ 1.1.2021), lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng, trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Với lao động nữ có nhu cầu đi làm sớm sau sinh, cần đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 4 Điều 139 Bộ luật Lao động và Điều 40 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau: Sau khi đã nghỉ hưởng chế độ ít nhất được 4 tháng.

Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.

Có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động.

Khi đi làm sớm, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản.

Đi làm sớm không được nhận tiền dưỡng sức sau sinh?

Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 5 ngày đến 10 ngày.

Trong đó, số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên.

Tối đa 7 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật.

Tối đa 5 ngày đối với các trường hợp khác.

Mức hưởng chế độ dưỡng sức sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Trường hợp lao động nữ đi làm sớm sau sinh có nghĩa là nghỉ chưa hết thời gian hưởng chế độ thai sản, đã có giấy xác nhận đảm bảo đủ điều kiện sức khỏe để đi làm. Vì vậy, sẽ không nhận được tiền dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh.

Dù vậy, lao động nữ vẫn được hưởng trợ cấp thai sản, tiền lương những ngày làm việc và một số quyền lợi khác khi đi làm sớm.

Minh Hương
TIN LIÊN QUAN

Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động thế nào cho đúng luật?

Minh Hương |

Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực từ năm 2021 ban hành nhiều quy định mới so với Bộ luật Lao động 2012, trong đó đáng chú ý nhất là sự thay đổi của việc chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động.

Nếu vi phạm 5 lỗi này, người lao động có thể bị mất việc

M.Hương |

Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực từ 1.1.2021 quy định 5 trường hợp vi phạm có thể khiến người lao động mất việc.

Khi điều chuyển lao động, người lao động được trả lương như thế nào?

Minh Hương |

Có nhiều lý do mà doanh nghiệp có thể điều chuyển người lao động sang làm một công việc khác so với thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Vậy, khi điều chuyển lao động, người lao động được trả lương như thế nào?

Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động thế nào cho đúng luật?

Minh Hương |

Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực từ năm 2021 ban hành nhiều quy định mới so với Bộ luật Lao động 2012, trong đó đáng chú ý nhất là sự thay đổi của việc chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động.

Nếu vi phạm 5 lỗi này, người lao động có thể bị mất việc

M.Hương |

Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực từ 1.1.2021 quy định 5 trường hợp vi phạm có thể khiến người lao động mất việc.

Khi điều chuyển lao động, người lao động được trả lương như thế nào?

Minh Hương |

Có nhiều lý do mà doanh nghiệp có thể điều chuyển người lao động sang làm một công việc khác so với thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Vậy, khi điều chuyển lao động, người lao động được trả lương như thế nào?