Giải quyết vấn đề lao động trẻ em: Hãy để trẻ em được đi học

THANH THANH-THU HIỀN |

Ngày 12.6, tại Hà Nội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các đơn vị tổ chức tọa đàm hưởng ứng Ngày Thế giới Phòng chống Lao động trẻ em 2020 với chủ đề “COVID-19: Bảo vệ trẻ khỏi lao động trẻ em, khẩn cấp hơn bao giờ hết!”

Lao động trẻ em đang là vấn đề toàn cầu và theo ước tính của ILO, Việt Nam có hơn 1 triệu trẻ em từ 5-17 tuổi đang tham gia lao động, hơn một nửa trong số đó đang làm những công việc nặng nhọc, độc hại.

Việc trẻ em tham gia lao động sớm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển của trẻ, mất cơ hội thoát nghèo và trẻ phải đối mặt với nhiều nguy cơ khác.

Cục trưởng Cục Trẻ em Đặng Hoa Nam cho rằng: “Trong thời gian vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã triển khai rất nhiều các biện pháp, chương trình dài hạn 5 năm cùng với đó thực hiện nhiều dự án về bảo vệ trẻ em đã tạo ra những mô hình can thiệp hiệu quả để hỗ trợ trẻ em được đi học".

Ông Nam cho rằng, nguyên nhân có thể làm gia tăng lao động trẻ em, trẻ em bị bóc lột sức lao động là do các em không được đi học. Giải pháp cốt lõi để giải quyết vấn đề lao động trẻ em là để trẻ em được đi học. Việc giảm nghèo ở Việt Nam cũng góp phần làm giảm lao động trẻ em. Nghèo không phải là nguyên nhân duy nhất nhưng là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến lao động trẻ em.

"Hầu hết các trường hợp trẻ em tham gia lao động, bị bóc lột sức lao động đều xuất phát từ nhu cầu của chính các em, từ gia đình các em, muốn các em được tham gia vào làm kinh tế, tham gia vào kiếm sống để tăng thu nhập gia đình"- ông Nam nói.

Trong những năm vừa qua, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016-2020, Việt Nam đã có những nỗ lực trong việc phòng ngừa lao động trẻ em.

Năm 2012, số lao động trẻ em ở Việt Nam khoảng hơn 1,7 triệu. Đến năm 2018, số lao động trẻ em từ 5-17 tuổi giảm còn hơn 1 triệu trẻ. Lao động trẻ em ở toàn cầu năm 2016 là 9,6%, ở khu vực Thái Bình Dương là 7,4% thì hiện nay ở Việt Nam, lao động trẻ em chỉ còn 5,36%/tổng dân số trẻ em.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, do suy giảm kinh tế, mất nguồn thu nhập, nguy cơ tái nghèo của các gia đình nghèo và cận nghèo sẽ một trong những vấn đề làm gia tăng nguy cơ số lượng lao động trẻ em.

Cũng theo Cục trưởng Cục Trẻ em, trong đại dịch COVID-19 vừa rồi, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cùng với các bộ ngành khác và đặc biệt là sự hỗ trợ của Tổ chức Unicef, Tổ chức ILO đã triển khai hàng loạt biện pháp về truyền thông nhằm tăng cường hệ thống bảo vệ trẻ em, tăng cường nhận thức của người dân, xã hội, gia đình và của chính trẻ em tuổi vị thành niên để làm sao giảm thiểu tổn hại nhiều nhất cho trẻ em.

Những tác động của COVID-19 đến trẻ em và vấn đề lao động trẻ em sẽ được Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, các bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, rút ra bài học để xây dựng kế hoạch tiếp tục lộ trình giảm thiểu lao động trẻ em đến năm 2025 và 2030.

Chúng ta hãy cùng nỗ lực hành động, đặc biệt trong năm 2021 là năm quốc tế và phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em, để đại dịch COVID-19 không thể cản trở các quốc gia hướng đến việc hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030.

THANH THANH-THU HIỀN
TIN LIÊN QUAN

Bình Phước sớm hoàn thành chi trả hỗ trợ người dân khó khăn do COVID-19

ĐÌNH TRỌNG |

Việc giải ngân chi trả hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 của tỉnh Bình Phước đạt tỷ lệ cao. Tỉnh này dự kiến hoàn thành việc chi trả vào ngày 15.6 tới đây.

Hà Nội: 41.000 trẻ em có nguy cơ phải lao động sớm

ANH THƯ |

Các cơ quan chức năng thành phố Hà Nội ghi nhận gần 41.000 trẻ em có nguy cơ phải lao động sớm, nhưng không có trẻ em phải tham gia lao động sớm trái quy định của pháp luật.

TPHCM: Thêm 400 tỷ hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng dịch COVID-19 vay vốn

Minh Khang |

UBND TPHCM vừa yêu cầu Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH VN)  Chi nhánh TPHCM trong quý II/2020 cấp bổ sung thêm tối thiểu 400 tỷ đồng để cho vay trên địa bàn, hỗ trợ người nghèo, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 có vốn làm ăn, phục hồi nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

Trẻ em bị xâm hại trên môi trường mạng ngày càng báo động

ANH THƯ |

Internet cũng tiềm ẩn những nguy cơ, trong đó đáng lo ngại nhất là vấn đề xâm hại, bóc lột tình dục trẻ em.

Bình Phước sớm hoàn thành chi trả hỗ trợ người dân khó khăn do COVID-19

ĐÌNH TRỌNG |

Việc giải ngân chi trả hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 của tỉnh Bình Phước đạt tỷ lệ cao. Tỉnh này dự kiến hoàn thành việc chi trả vào ngày 15.6 tới đây.

Hà Nội: 41.000 trẻ em có nguy cơ phải lao động sớm

ANH THƯ |

Các cơ quan chức năng thành phố Hà Nội ghi nhận gần 41.000 trẻ em có nguy cơ phải lao động sớm, nhưng không có trẻ em phải tham gia lao động sớm trái quy định của pháp luật.

TPHCM: Thêm 400 tỷ hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng dịch COVID-19 vay vốn

Minh Khang |

UBND TPHCM vừa yêu cầu Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH VN)  Chi nhánh TPHCM trong quý II/2020 cấp bổ sung thêm tối thiểu 400 tỷ đồng để cho vay trên địa bàn, hỗ trợ người nghèo, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 có vốn làm ăn, phục hồi nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

Trẻ em bị xâm hại trên môi trường mạng ngày càng báo động

ANH THƯ |

Internet cũng tiềm ẩn những nguy cơ, trong đó đáng lo ngại nhất là vấn đề xâm hại, bóc lột tình dục trẻ em.