Công việc giám định chế độ BHYT không chỉ yêu cầu BS phải nắm vững các văn bản để phối hợp cùng cơ sở khám chữa bệnh trong việc thực hiện chế độ BHYT, đồng thời phải am hiểu các phác đồ điều trị, các qui trình kỹ thuật để phát hiện những trường hợp lạm dụng kỹ thuật, kê toa thuốc chưa hợp lý gây ảnh hưởng đến
BS Thu chia sẻ: “Làm công tác giám định chịu nhiều áp lực, nếu cứ “cứng nhắc” thì an toàn, nhưng đứng trước nhiều bệnh nhân nghèo, bệnh trọng, cuộc chiến đấu với bệnh tật trông chờ chủ yếu vào phần chi trả của Quỹ BHYT, vì một số bất cập nào đó mà không giải quyết được làm mình trăn trở mãi. Còn bỏ qua thì có khi lại phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc làm của mình.
Do lượng người tham gia BHYT ngày càng đông, nên tôi và rất nhiều đồng nghiệp thường xuyên phải làm thêm giờ ở nhà để kịp thời chi trả chế độ cho người bệnh. Áp lực lắm, nên nếu không yêu nghề, say mê với công việc thì không thể “bám trụ” được”.
Có lần, BS Thu được bệnh viện mời giải thích về chế độ BHYT cho một người mẹ có con nhỏ đang được điều trị hội chứng thận hư. Theo quy định lúc đó, thuốc Mycophenolate chỉ định cho bệnh nhân chống thải ghép, không được Quỹ BHYT chi trả, mà phải mua bên ngoài, số tiền chênh lệch rất lớn.
Người mẹ rất nghèo cứ ôm con khóc và nói: “Các bác sĩ không làm sai, nhưng tôi không có tiền mua thuốc, giờ con tôi chỉ chờ chết”. Ám ảnh hình ảnh và câu nói đó, BS Thu luôn tự nhủ sẽ cố gắng học hỏi, phối hợp cùng đồng nghiệp và cơ sở khám chữa bệnh để phát hiện những bất cập trong quá trình thực hiện quy định của pháp luật về BHYT.
“Khi thấy bệnh nhân, nhất là những người khó khăn được Quỹ BHYT hỗ trợ các loại thuốc cần thiết để điều trị từ kiến nghị của mình và các đồng nghiệp, tôi rất vui. Giám định BHYT không phải chỉ là soi xét kỹ để Quỹ BHYT ít chi tiền, còn bệnh nhân thì phải trả nhiều hơn. Điều chúng tôi mong là chi phí được chi trả thực sự hợp lý, đúng người, đúng bệnh. Giám định đúng là để Quỹ BHYT được phát triển bền vững, bảo đảm tốt nhất quyền lợi của những người tham gia BHYT”, BS Thu tâm sự.