Lí do trẻ ốm vặt, tái đi tái lại và cách phòng ngừa hiệu quả

An Nhiên |

Trẻ ốm vặt, viêm hô hấp kéo dài, nhạy cảm khi giao mùa vì sức đề kháng, khả năng miễn dịch kém thì cần phải làm sao?

Chương trình Bác sĩ nhi khoa vừa phát sóng trên kênh HTV7 với chủ đề “Trẻ ốm vặt, viêm hô hấp kéo dài phải làm sao?” có sự tham gia của chuyên gia là Tiến sĩ - Bác sĩ Lê Nguyễn Uyên Chi (Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM).

Là chuyên gia trong chương trình, bác sĩ Chi cho biết, đề kháng là khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và vi nấm.

Trong cơ thể chúng ta có 2 loại là đề kháng tự nhiên và đề kháng thu được. Trong đó, đề kháng tự nhiên là từ các kháng thể có trong sữa mẹ khi trẻ được sinh ra đời, và đề kháng này không được kéo dài mà giảm dần sau 6 tháng tuổi.

Đề kháng thu được là đề kháng có được khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh ở môi trường bên ngoài thì cơ thể sẽ sản sinh ra các miễn dịch đặc hiệu, chống lại các tác nhân gây bệnh, vi khuẩn hay vi rút.

Đề kháng thu được có thể từ việc tiêm, hoặc uống vaccine hoặc qua các chế phẩm.

Đối với trẻ em, có sức đề kháng tốt giúp trẻ phát triển một cách toàn diện, giúp trẻ chống lại bệnh tật, ít bị nhiễm trùng, ít bị viêm đường hô hấp...

Ngược lại, khi trẻ có đề kháng yếu rất dễ mắc bệnh, hồi phục chậm có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa. Các dấu hiệu nhận biết trẻ em có sức đề kháng yếu như dễ mắc bệnh, nhạy cảm với môi trường, biếng ăn, khó hấp thu...

“Trẻ từ 6 tháng đến 3-4 tuổi sẽ dễ mắc các bệnh về hô hấp, tiêu hóa. Sau 3-4 tuổi, trẻ bắt đầu có hệ miễn dịch hoàn chỉnh.

Tuy nhiên, các yếu tố bên ngoài tác động như ô nhiễm môi trường, sự thay đổi khí hậu, dinh dưỡng, vận động, sinh hoạt hoặc việc dùng thuốc kéo dài có thể làm giảm sức đề kháng của trẻ.

Làm cho trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, viêm đường hô hấp do đề kháng kém có thể kéo dài đến hơn 6 tuổi” - nữ bác sĩ chia sẻ.

Theo chuyên gia, cha mẹ cần chú ý khuyến khích trẻ vệ sinh cá nhân, rửa tay, rửa mũi, súc họng thường xuyên cũng như vệ sinh môi trường xung quanh trẻ.

Trẻ cần được bổ sung để tăng cường miễn dịch không đặc hiệu, bổ sung dinh dưỡng cân đối, uống đủ nước, ngủ đủ giấc và có các sinh hoạt thể thao đầy đủ.

“Ngoài ra, cha mẹ có thể bổ sung thêm cho trẻ các vi chất, vitamin, Beta Glucan. Lớp khác, có thể bổ sung miễn dịch đặc hiệu thông qua vaccine bằng việc tiêm vaccine ngừa phế cầu, não mô cầu và cúm.

Đối với những chủng vi khuẩn hoặc virus chưa có vaccine, thì ly giải vi khuẩn là một phương pháp để tăng cường hệ miễn dịch đặc hiệu, chống lại các bệnh về hô hấp trên và hô hấp dưới.

Ly giải vi khuẩn đã được ứng dụng vào các sản phẩm như viên ngậm, giúp tự đề kháng cho trẻ, cải thiện tình trạng ốm vặt, cải thiện tình trạng hay bị bệnh khi trẻ đi học” - bác sĩ nói.

An Nhiên
TIN LIÊN QUAN

Những điều nên và không nên khi đi bộ

HỒNG DIỆP (THEO boldsky) |

Lưu ý những điều nên làm và không nên làm sau để việc đi bộ được hiệu quả nhất.

4 lí do nên vỗ bụng 20 lần trước khi đi ngủ để giảm mỡ bụng

HẠ MÂY (THEO ABOLUOWANG) |

Vỗ bụng nhẹ nhàng 20 lần trước khi đi ngủ mỗi ngày sẽ giúp cải thiện mỡ bụng một cách hiệu quả mà không cần dùng đến các biện pháp ăn kiêng khắt khe.

Nguy cơ tai nạn thương tích cho trẻ từ các vật dụng sắc nhọn

Thanh Thanh |

Đũa, muỗng, nĩa, kéo, dao, bút... là những vật dụng quen thuộc trong gia đình. Tuy nhiên, những vật dụng này có thể gây thương tích cho trẻ nếu cha mẹ chăm sóc trẻ không cẩn trọng.

Đừng chủ quan khi trẻ chậm nói

Vinh Phú |

Nguyên nhân dẫn đến việc trẻ chậm nói có khá nhiều, như bé có cơ địa đặc biệt, di tật bẩm sinh, khiếm thính, rối loạn phổ tự kỷ, rối loạn trí tuệ, khiếm khuyết não bộ, hệ thần kinh... Do vậy, phụ huynh không nên chủ quan khi thấy trẻ chậm nói.

Những điều nên và không nên khi đi bộ

HỒNG DIỆP (THEO boldsky) |

Lưu ý những điều nên làm và không nên làm sau để việc đi bộ được hiệu quả nhất.

4 lí do nên vỗ bụng 20 lần trước khi đi ngủ để giảm mỡ bụng

HẠ MÂY (THEO ABOLUOWANG) |

Vỗ bụng nhẹ nhàng 20 lần trước khi đi ngủ mỗi ngày sẽ giúp cải thiện mỡ bụng một cách hiệu quả mà không cần dùng đến các biện pháp ăn kiêng khắt khe.

Nguy cơ tai nạn thương tích cho trẻ từ các vật dụng sắc nhọn

Thanh Thanh |

Đũa, muỗng, nĩa, kéo, dao, bút... là những vật dụng quen thuộc trong gia đình. Tuy nhiên, những vật dụng này có thể gây thương tích cho trẻ nếu cha mẹ chăm sóc trẻ không cẩn trọng.

Đừng chủ quan khi trẻ chậm nói

Vinh Phú |

Nguyên nhân dẫn đến việc trẻ chậm nói có khá nhiều, như bé có cơ địa đặc biệt, di tật bẩm sinh, khiếm thính, rối loạn phổ tự kỷ, rối loạn trí tuệ, khiếm khuyết não bộ, hệ thần kinh... Do vậy, phụ huynh không nên chủ quan khi thấy trẻ chậm nói.