Nhịn đi vệ sinh, dễ mắc bệnh táo bón nặng

Nguyễn Ly |

Táo bón là bệnh phổ biến mà hầu như ai cũng có thể mắc phải. Triệu chứng táo bón thường xuất hiện khi chế độ ăn uống không hợp lý, một số ít có thể do các bệnh lý khác ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá dẫn đến táo bón. Các chuyên gia cho rằng, dù là bệnh thường gặp nhưng cũng không nên xem nhẹ. 

Nhịn đi vệ sinh vì nhà vệ sinh dơ

Bé V.B. (7 tuổi, ngụ huyện Củ Chi, TPHCM) đang nằm điều trị táo bón tại Bệnh viện Nhi đồng 2. Mẹ bé cho biết thấy con mình có biểu hiện đau bụng quặn lại, chị liền đưa con đến bệnh viện cấp cứu. Qua thăm khám, các bác sĩ kết luận bé bị táo bón nặng, phải nhập viện điều trị.

"Mỗi lần đón con đi học về, bé thường ôm bụng chạy nhanh đến nhà vệ sinh. Khi tôi hỏi vì sao không đi vệ sinh ở trường, bé nói vì nhà vệ sinh ở trường dơ quá, có mùi nên không dám đi. Mặc dù tôi có dặn bé nhiều lần, nhưng tâm lý của trẻ vẫn sợ bẩn mà không dám đi vệ sinh", mẹ bé B. cho biết.

Tương tự, chị T. (ngụ TP Thủ Đức) có con đang học cấp I cho biết nhiều lần nghe con đi học về nói nhà vệ sinh không có nước rửa tay và dơ nên cũng rất lo lắng. "Nhà vệ sinh có rất nhiều vi khuẩn nên con đi rất dễ lây bệnh. Tôi có mua thêm nước sát khuẩn tay, hướng dẫn con dùng. Nhiều lần trong các cuộc họp phụ huynh tôi đã có ý kiến sửa chữa, thậm chí phụ huynh chúng tôi đồng ý đóng tiền ủng hộ để sửa nhà vệ sinh nhưng mấy năm nay vẫn vậy, không thể thay đổi được. Nhà vệ sinh còn không có cửa, học sinh nữ không dám đi vệ sinh", chị T. bức xúc.

Còn đối với người lớn, do thói quen sinh hoạt và làm việc căng thẳng mỗi ngày khiến tỉ lệ mắc bệnh táo bón tăng. Chị P.T.O (34 tuổi, ngụ tại TPHCM) đã có một thời gian dài khó khăn với bệnh táo bón và trĩ. Theo chị O., suốt một thời gian dài áp lực công việc, ăn uống không điều độ nên chị mắc táo bón nặng. Thời gian đầu còn cố gắng để đi cầu, điều chỉnh chế độ ăn uống nhưng được một thời gian ngắn ổn định lại mắc táo bón. Cộng với việc chị O. mắc thêm bệnh trĩ, khiến mỗi lần bị táo bón và đi vệ sinh thêm khổ sở. 

Với những thói quen vệ sinh bất thường trên, việc mắc bệnh táo bón rất cao. Bác sĩ Hà Văn Thiệu - Quyền trưởng Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM cho biết, có đến 90% trẻ nhập viện vì táo bón không phẫu thuật, chỉ cần điều trị bằng thuốc, thay đổi thói quen ăn uống.

Khi thăm khám, đa số các trẻ đều trả lời vì nhà vệ sinh có mùi hôi, không kín đáo, dơ nên nhịn không dám đi vệ sinh, đặc biệt là ở trẻ nữ. Do không dám đi vệ sinh, nhiều trẻ không uống nước dẫn đến phải nín, nhịn phát sinh táo bón. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này rất ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ về sau.

Phòng ngừa táo bón tránh những hậu quả nghiêm trọng 

Theo bác sĩ Hà Văn Thiệu, hệ tiêu hóa của con người là một ống cơ dài đi từ miệng tới hậu môn và các cơ quan phụ đổ chất tiết vào ống tiêu hóa. Bộ máy tiêu hóa có 4 công việc chính là vận chuyển nhào trộn thức ăn; Tiêu hóa thức ăn thành những phần nhỏ hơn; Hấp thu thức ăn đã tiêu hóa (chủ yếu ở ruột); Chuyển  hóa các thức ăn đã được hấp thu thành những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể (chủ yếu diễn ra ở gan).

Để hoàn thành các chức năng trên, hệ tiêu hóa thực hiện các hoạt động nhào bóp, tiết dịch tiêu hóa, hấp thu và đào thải. Do đảm nhận nhiều chức năng nên các triệu chứng bệnh thường gặp của bộ máy tiêu hóa rất đa dạng, rải dọc theo ống tiêu hóa.

Trong những năm đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ vẫn đang phát triển và hết sức non nớt. Đây là một trong những nguyên nhân khiến trẻ dễ gặp phải một số bệnh về đường tiêu hóa.

Biểu hiện của bệnh thường là những cơn đau bụng kèm theo trẻ quấy, mệt mỏi, thở ra có mùi khó chịu, nôn, phân xấu, lúc mềm, có khi lổn nhổn, có khi xanh nhớt… Đối với người lớn và trẻ nhỏ, cần chữa trị bằng cách thay đổi chế độ ăn nếu hiện tượng khó tiêu kéo dài, có thể ăn sữa chua, pha sữa hơi loãng, trẻ em thì cho bú, ăn đúng cách…

Theo khuyến cáo của các nhà khoa học, hai thời điểm đi vệ sinh tốt nhất trong ngày là buổi sáng và sau bữa ăn chiều từ 15-20 phút. Ngoài ra, cha mẹ cần phải chú ý cho trẻ uống đủ nước, ăn đủ chất xơ, cải thiện thói quen đi vệ sinh hằng ngày nhằm đảm bảo nhu động ruột hoạt động bình thường và bài tiết phân tốt.

Nguyễn Ly
TIN LIÊN QUAN

Những ảnh hưởng nghiêm trọng khi trẻ bị táo bón dài ngày

An Nhiên |

Tập 31 Bác sĩ nhi khoa vừa phát sóng chủ đề “Vai trò của hệ tiêu hóa đối với sự phát triển của trẻ nhỏ” có sự tư vấn của TS.BS Nguyễn Huy Luân - Chuyên khoa Nhi, Bệnh viện Nhi Đồng 2, TPHCM. 

Vai trò của hệ tiêu hóa đối với sự phát triển của trẻ nhỏ

An Nhiên |

Tập 30 “Bác sĩ nhi khoa” vừa phát sóng chủ đề “Vai trò của hệ tiêu hóa đối với sự phát triển của trẻ nhỏ” có sự tham gia tư vấn của ThS.BS Hồ Quốc Pháp - Bệnh viện Nhi Đồng 2 TPHCM.

10 loại thực phẩm giúp giảm táo bón

THANH NGỌC (THEO EAT THIS NOT THAT) |

Trang Eat this not that đưa ra danh sách 10 loại thực phẩm giúp giảm táo bón.

Hiểu hơn về các bệnh đường tiêu hóa liên quan đến axit dạ dày

An Nhiên |

Khi thừa hoặc thiếu axit dạ dày có thể gây ra nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa. Nếu không chữa trị kịp thời, có thể dẫn đến ung thư dạ dày.

Những ảnh hưởng nghiêm trọng khi trẻ bị táo bón dài ngày

An Nhiên |

Tập 31 Bác sĩ nhi khoa vừa phát sóng chủ đề “Vai trò của hệ tiêu hóa đối với sự phát triển của trẻ nhỏ” có sự tư vấn của TS.BS Nguyễn Huy Luân - Chuyên khoa Nhi, Bệnh viện Nhi Đồng 2, TPHCM. 

Vai trò của hệ tiêu hóa đối với sự phát triển của trẻ nhỏ

An Nhiên |

Tập 30 “Bác sĩ nhi khoa” vừa phát sóng chủ đề “Vai trò của hệ tiêu hóa đối với sự phát triển của trẻ nhỏ” có sự tham gia tư vấn của ThS.BS Hồ Quốc Pháp - Bệnh viện Nhi Đồng 2 TPHCM.

10 loại thực phẩm giúp giảm táo bón

THANH NGỌC (THEO EAT THIS NOT THAT) |

Trang Eat this not that đưa ra danh sách 10 loại thực phẩm giúp giảm táo bón.

Hiểu hơn về các bệnh đường tiêu hóa liên quan đến axit dạ dày

An Nhiên |

Khi thừa hoặc thiếu axit dạ dày có thể gây ra nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa. Nếu không chữa trị kịp thời, có thể dẫn đến ung thư dạ dày.