Tầm soát định kì để chủ động phòng tránh ung thư phụ khoa

Quỳnh Chân |

Ung thư phụ khoa được xem là một trong những căn bệnh nguy hiểm gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và tâm lí của nữ giới. Tuy nhiên, bệnh lí thường có các biểu hiện không rõ rệt, diễn biến âm thầm khiến người bệnh khó phát hiện. Tầm soát ung thư phụ khoa giúp nữ giới chủ động phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này. 

Tại khoa Ung bướu phụ khoa, Bệnh viện Từ Dũ TP Hồ Chí Minh, hơn 2 tháng điều trị, đôi lúc sức khỏe không đảm bảo nhưng chị Võ Thị Thảo (quê ở tỉnh Ninh Thuận) vẫn quyết tâm chiến đấu với căn bệnh thai trứng từng ngày. "Đợt khám này, bác sĩ chẩn đoán có nguy cơ ung thư, tôi ở lại để hóa trị. Tôi cũng lo lắng nhưng cố gắng điều trị rồi về với gia đình", chị Thảo chia sẻ.

Trao đổi với Lao Động, BS.CKII Phạm Ngọc Quốc Duy - Phó Khoa Ung bướu phụ khoa, Bệnh viện Từ Dũ cho biết, tỉ lệ mắc các bệnh ung thư ở Việt Nam đang có xu hướng tăng. Trong đó, tỉ lệ ung thư, đặc biệt là ung thư buồng trứng chiếm tỉ lệ cao ở phụ nữ. 

Ung thư là căn bệnh phát triển âm thầm nên thường khó phát hiện. Vì vậy, không có cách nào khác ngoài tầm soát ung thư thường xuyên. Cần chú ý đến các biểu hiện lạ xuất hiện xoay quanh chu kỳ kinh nguyệt, đau bụng ở vùng hạ vị,.. bởi khi đó khả năng cao có thể mắc các bệnh liên quan đến phụ khoa.

"Tại khoa Ung bướu phụ khoa, nhóm bệnh chiếm tỉ lệ cao là thai trứng, u nguyên bào nuôi và ung thư buồng trứng", bác sĩ Quốc Duy cho biết. 

Để phòng tránh ung thư phụ khoa, người dân nên sử dụng thức ăn có nguồn gốc sạch, tránh những loại thức ăn ô nhiễm, có lẫn tạp chất sẽ có nguy cơ gây tỉ lệ ung thư cao. Cần có hiểu biết về các vấn đề liên quan đến quan hệ tình dục và có các phương pháp an toàn. Không nên quan hệ tình dục sớm bởi khả năng mắc bệnh thai trứng cao. 

Đặc biệt, phụ nữ nên đến các bệnh viện, cơ sở y tế tầm soát ung thư từ 1 đến 2 lần mỗi năm hoặc khi có các dấu hiệu lạ liên quan đến phụ khoa để nhanh chóng phát hiện các vấn đề đang gặp phải và được điều trị kịp thời. 

Tại sự kiện Ngày Sức khỏe thế giới năm 2023 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn thông tin mỗi năm, Việt Nam có hơn 182.000 ca mắc mới ung thư, trên 122.000 ca tử vong do bệnh này. Tính cả số mắc ung thư còn sống kết hợp ca mắc mới, Việt Nam thường xuyên có khoảng 354.000 người đang sống chung với ung thư. Con số này có xu hướng ngày càng gia tăng, gấp nhiều lần so với 30 năm trước. Thống kê mới nhất của Tổ chức ung thư toàn cầu, cứ 100.000 người thì có 159 người chẩn đoán mắc mới ung thư và 106 người tử vong do ung thư.

Quỳnh Chân
TIN LIÊN QUAN

Các phương pháp tầm soát ung thư đường tiêu hóa

Thanh Ngọc |

Việt Nam là quốc gia có số ca mắc mới và tỷ lệ tử vong do ung thư tăng nhanh. Trong đó, ung thư đường tiêu hóa (ung thư đại trực tràng, dạ dày, thực quản…) nằm trong số những loại ung thư phổ biến hàng đầu, cứ 3 người mắc ung thư đường tiêu hóa sẽ có 2 người tử vong. Ung thư đường tiêu hóa có thể điều trị hiệu quả nếu phát hiện sớm và có phương pháp can thiệp kịp thời, chính xác.

Khoảng 15% bệnh nhân mắc ung thư phổi ở Việt Nam còn sống sau 5 năm

Thanh Thanh |

TS.BS Đặng Huy Quốc Thịnh - Phó Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TPHCM cho biết, theo ước tính, tại Việt Nam chỉ có khoảng 15% bệnh nhân mắc ung thư phổi còn sống sót sau 5 năm.

Lưu ý 4 dấu hiệu cảnh báo ung thư xuất hiện để kịp thời điều trị

Hương Lê (Theo Secretchina) |

Tỷ lệ mắc bệnh ung thư cao gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của chúng ta, cần nắm rõ những dấu hiệu ban đầu để kịp thời điều trị.

Người trẻ cần làm gì để giảm nguy cơ mắc ung thư?

Hương Lê (Theo The Indian Express) |

Nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng những người sinh sau năm 1990 có nguy cơ mắc bệnh ung thư trước 50 tuổi cao hơn các thế hệ trước đây.

Các phương pháp tầm soát ung thư đường tiêu hóa

Thanh Ngọc |

Việt Nam là quốc gia có số ca mắc mới và tỷ lệ tử vong do ung thư tăng nhanh. Trong đó, ung thư đường tiêu hóa (ung thư đại trực tràng, dạ dày, thực quản…) nằm trong số những loại ung thư phổ biến hàng đầu, cứ 3 người mắc ung thư đường tiêu hóa sẽ có 2 người tử vong. Ung thư đường tiêu hóa có thể điều trị hiệu quả nếu phát hiện sớm và có phương pháp can thiệp kịp thời, chính xác.

Khoảng 15% bệnh nhân mắc ung thư phổi ở Việt Nam còn sống sau 5 năm

Thanh Thanh |

TS.BS Đặng Huy Quốc Thịnh - Phó Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TPHCM cho biết, theo ước tính, tại Việt Nam chỉ có khoảng 15% bệnh nhân mắc ung thư phổi còn sống sót sau 5 năm.

Lưu ý 4 dấu hiệu cảnh báo ung thư xuất hiện để kịp thời điều trị

Hương Lê (Theo Secretchina) |

Tỷ lệ mắc bệnh ung thư cao gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của chúng ta, cần nắm rõ những dấu hiệu ban đầu để kịp thời điều trị.

Người trẻ cần làm gì để giảm nguy cơ mắc ung thư?

Hương Lê (Theo The Indian Express) |

Nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng những người sinh sau năm 1990 có nguy cơ mắc bệnh ung thư trước 50 tuổi cao hơn các thế hệ trước đây.