Thiếu máu: Kẻ thù thầm lặng không thể xem thường

Hà Lê |

Thiếu máu là tình trạng cơ thể không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển đầy đủ oxy đến các cơ quan. Đa phần tình trạng thiếu máu diễn là mạn tính, diễn ra trong thời gian dài khiến cho cơ thể bạn suy yếu từ từ, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.

Bác sĩ Trương Thị Minh Nguyệt, Khoa Huyết học (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) cho biết: Thiếu máu là một hội chứng hay gặp trong nhiều bệnh, nhất là các bệnh về máu. Chẩn đoán hội chứng thiếu máu, phân loại và tìm nguyên nhân phải dựa vào các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm, nhưng chủ yếu và quyết định phải dựa vào các xét nghiệm. Vì vậy, một người nào đó cần phải đi khám nếu nhận thấy mình có các triệu chứng lâm sàng sau:

Triệu chứng cơ năng, người bệnh có thể cảm thấy mình có các dấu hiệu như sau:

- Ù tai, hoa mắt, chóng mặt thường xuyên hay khi thay đổi tư thế hoặc khi gắng sức. Có thể ngất lịm nhất là khi thiếu máu nhiều.

- Nhức đầu, giảm trí nhớ, mất ngủ hoặc ngủ gà, thay đổi tính tình (hay cáu gắt), tê tay chân, giảm sút sức lao động trí óc và chân tay.

- Hồi hộp đánh trống ngực, khó thở, có thể đau vùng trước tim do thiếu máu cơ tim.

- Chán ăn, đầy bụng, đau bụng, ỉa lỏng hoặc táo bón.

Triệu chứng thực thể, người bệnh có thể tự nhận biết hoặc do người khác phát hiện ra như:

- Da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt; hoặc có thể kèm theo vàng da, niêm mạc nếu thiếu máu huyết tán; hoặc có thể kèm theo xạm da, niêm mạc, nếu thiếu máu do rối loạn chuyển hoá sắt. Đặc biệt có thể quan sát rõ ở vị trí da mỏng, trắng như mặt, lòng bàn tay... hoặc ở niêm mạc mắt, môi, lưỡi, vòm miệng... Màu sắc của niêm mạc phản ánh trung thành hơn màu sắc của da.

- Lưỡi: Màu nhợt, hoặc có thể nhợt vàng trong huyết tán, hoặc bự bẩn trong thiếu máu do nhiễm khuẩn, hoặc lưỡi đỏ lừ và dày lên trong thiếu máu Biermer. Gai lưỡi mòn hay mất làm lưỡi nhẵn bóng, có thể có vết ấn răng, (thường gặp trong thiếu máu mạn và nhược sắc).

- Tóc rụng, móng tay giòn dễ gẫy, chân móng bẹt hoặc lõm, màu đục, có khía, bở, dễ gãy, …

Khi thiếu máu, tim sẽ phải đập nhanh, và có thể có tiếng thổi tâm thu thiếu máu. Nếu thiếu máu lâu mà không được phát hiện và điều trị, có thể dẫn đến suy tim, rất nguy hiểm.

Các bác sĩ khuyến cáo, khi thấy có các triệu chứng trên thì nên đi khám để các bác sĩ khám xét lâm sàng và làm các xét nghiệm cận lâm sàng khác nhau từ đơn giản đến phức tạp. Từ đó, các bác sĩ sẽ có chẩn đoán xác định, tìm nguyên nhân thiếu máu và giúp điều trị bệnh có hiệu quả.

Hà Lê
TIN LIÊN QUAN

Lợi ích của lấy máu gót chân trẻ sơ sinh

Hà Lê |

Việc chủ động phát hiện, điều trị sớm các bệnh ở trẻ sơ sinh hết sức cần thiết và cấp bách nhằm giảm tỉ lệ tử vong sơ sinh, giảm tỉ lệ chậm phát triển tâm thần kinh và thể chất. Từ đó, các bác sĩ sẽ tìm biện pháp can thiệp kịp thời đối với những bệnh có thể chữa được và tư vấn tâm lý cho bà mẹ cũng như gia đình kịp thời.

Chảy máu não ở người trẻ tuổi có thể bị bỏ sót

Hà Lê |

Trung tâm Đột quỵ não (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) vừa tiếp nhận điều trị một bệnh nhân nữ, 29 tuổi chuyển từ bệnh viện tuyến trước đến trong tình trạng: Ý thức chậm, liệt hoàn toàn nửa người phải.

Nguy hiểm ngộ độc cấp chất gây Methemoglobin máu ở trẻ em

Hạ Mây |

Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM) cảnh báo về mối nguy hiểm ngộ độc cấp chất gây Methemoglobin máu ở trẻ em.

Tại sao mẹ bầu dễ bị thiếu máu, thiếu sắt?

Tâm An (T/H) |

Mẹ bầu cần sắt nhiều hơn để cung cấp cho cả mẹ và thai nhi nên khi lượng sắt cung cấp cho cơ thể không đủ sẽ dẫn đến thiếu máu, thiếu sắt.

Lợi ích của lấy máu gót chân trẻ sơ sinh

Hà Lê |

Việc chủ động phát hiện, điều trị sớm các bệnh ở trẻ sơ sinh hết sức cần thiết và cấp bách nhằm giảm tỉ lệ tử vong sơ sinh, giảm tỉ lệ chậm phát triển tâm thần kinh và thể chất. Từ đó, các bác sĩ sẽ tìm biện pháp can thiệp kịp thời đối với những bệnh có thể chữa được và tư vấn tâm lý cho bà mẹ cũng như gia đình kịp thời.

Chảy máu não ở người trẻ tuổi có thể bị bỏ sót

Hà Lê |

Trung tâm Đột quỵ não (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) vừa tiếp nhận điều trị một bệnh nhân nữ, 29 tuổi chuyển từ bệnh viện tuyến trước đến trong tình trạng: Ý thức chậm, liệt hoàn toàn nửa người phải.

Nguy hiểm ngộ độc cấp chất gây Methemoglobin máu ở trẻ em

Hạ Mây |

Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM) cảnh báo về mối nguy hiểm ngộ độc cấp chất gây Methemoglobin máu ở trẻ em.

Tại sao mẹ bầu dễ bị thiếu máu, thiếu sắt?

Tâm An (T/H) |

Mẹ bầu cần sắt nhiều hơn để cung cấp cho cả mẹ và thai nhi nên khi lượng sắt cung cấp cho cơ thể không đủ sẽ dẫn đến thiếu máu, thiếu sắt.