Ung thư không phải là đường cùng

Hà Lê |

Có một số định kiến sai lệch về bệnh ung thư. PGS.TS Lê Văn Quảng - Giám đốc Bệnh viện K đã chỉ ra những định kiến sai lầm về bệnh ung thư.

Những lầm tưởng về bệnh ung thư

Theo PGS.TS Lê Văn Quảng, định kiến sai lầm phổ biến nhất là mắc bệnh ung thư thì đương nhiên là mang bản án tử hình. Nếu người bệnh có điều trị cũng chỉ có thể vớt vát, kéo dài sống thêm một thời gian ngắn. Hệ luỵ của định kiến này là tâm lý bi quan quá mức, buông bỏ và không tuân thủ điều trị. Tại Bệnh viện K đã điều trị cho nhiều trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán ung thư nhưng bỏ mặc điều trị.

Gần đây, Bệnh viện K tiếp nhận bệnh nhân nữ, 37 tuổi ở huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai phát hiện bệnh 14 năm trước nhưng vì hoàn cảnh khó khăn, người phụ nữ không điều trị. Hai năm trở lại đây khối u to nhanh nhưng vì chủ quan nên bệnh nhân nghe người mách lấy lá và thuốc nam của một thầy lang bản khác về uống và đắp. Thực tế bệnh nhân cũng không biết thầy lang cho mình đắp những loại lá và thuốc gì. Tình trạng bệnh tình không giảm, khối u phát triển to như quả bưởi, có thể vỡ bất cứ lúc nào.

Tại Bệnh viện K, các bác sĩ chẩn đoán: Khối u của bệnh nhân có kích thước lớn, chiếm toàn bộ vú trái. Do bệnh nhân đắp lá lâu năm khiến tăng sinh mạch, chảy máu. Bệnh nhân cần được phẫu thuật càng sớm càng tốt, bởi khối u có nguy vỡ bất cứ lúc nào, nguy cơ cao nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, chảy mủ hôi.

Lý do mọi người thường có cảm nhận chủ quan, nhận thấy xung quanh mình có nhiều bệnh nhân ung thư sau một thời gian điều trị là tử vong mà ít biết đến, rất nhiều người bệnh ung thư đã được điều trị thành công, đang sống khoẻ mạnh. Nhưng tâm lý chung là ít ai “khoe” bệnh của mình cho người khác biết kể cả khi được điều trị có hiệu quả, trong khi bệnh đã rất nặng hay cận tử thì người thân, bạn bè ai cũng biết và đến thăm hỏi.

“Thực tế với các tiến bộ y học ngày nay đã giúp nhiều người chữa khỏi hoặc có thể kéo dài sống thêm đáng kể tuỳ loại ung thư và giai đoạn bệnh. Một số loại bệnh ung thư có tỉ lệ khỏi bệnh trên 5 năm vượt quá 90% nếu phát hiện ở giai đoạn sớm và điều trị kịp thời như ung thư tuyến giáp, ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư đại tràng… Hiện tại Bệnh viện K đã có rất nhiều bệnh nhân ung thư đã chữa trị ổn định 10 năm, 20 năm, 30 năm…”, PGS.TS Lê Văn Quảng khẳng định.

Bác sĩ chỉ ra nguyên nhân gây ung thư

Theo thống kê của WHO, năm 2000, Việt Nam chỉ ghi nhận 68.000 ca mắc mới, nhưng đến 2010 đã tăng lên 126.000 ca đến 2018, số ca mắc mới tăng lên gần 165.000 ca/96,5 triệu dân, 115.000 ca tử vong. Hiện nước ta có 300.000 người đang phải sống chung với căn bệnh này.

Việt Nam xếp vị trí 99/185 quốc gia và vùng lãnh thổ với tỉ lệ mắc ung thư 151,4/100.000 dân, xếp 19 Châu Á và thứ 5 tại khu vực Đông Nam Á. Vào năm 2015, Việt Nam xếp vị trí 107 và thời điểm 2013 xếp ở vị trí 108.

“Khó tin nhưng hiện vẫn có không ít người dân nghĩ rằng bị ung thư là do quả báo, nghiệp quật, trời hành. Trên thực tế ai cũng có thể mắc bệnh ung thư, mọi lứa tuổi, giới tính, sắc tộc và thành phần xã hội”, PGS.TS Lê Văn Quảng cho hay.

Ung thư hình thành do các tế bào tiếp xúc với các tác nhân sinh ung thư, gây thương tổn DNA của tế bào không hồi phục. Các tế bào bất thường nhân lên không kiểm soát được, thoát ra khỏi sự kiểm soát sinh lý bình thường, mất khả năng biệt hóa, xâm lấn cục bộ phá hủy các tổ chức xung quanh và di căn đến nhiều cơ quan khác nhau. Trong đó nguyên nhân từ môi trường, ăn uống chiếm tới khoảng 80% nguyên nhân sinh ung thư như dùng thuốc lá, rượu, bức xạ ion hoá, tia cực tím…

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như di truyền, nhiễm vi sinh vật…

Một số yếu tố, tác nhân gây ung thư có thể thay đổi và dự phòng được như hút thuốc, uống rượu, nhai trầu, lối sống ít vận động, thói quen ăn uống không lành mạnh, sinh hoạt tình dục không an toàn lây nhiễm virus HPV…

Tuy nhiên có những yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được là tuổi tác, các yếu tố di truyền và rối loạn nội sinh. Càng nhiều tuổi, sức đề kháng của cơ thể chống lại bệnh tật càng giảm, thời gian tiếp xúc, tích lũy các yếu tố nguy cơ càng nhiều, ung thư càng dễ phát sinh. Rất may chỉ có dưới 10% bệnh ung thư phát sinh do các rối loạn nội sinh từ bên trong cơ thể, các tổn thương có tính di truyền, những nguyên nhân không thay đổi được.

PGS.TS Lê Văn Quảng nói: Mặc dù khoa học đã xác định được các tác nhân, yếu tố nguy cơ gây ung thư nhưng trên thực tế hầu hết từng trường hợp cụ thể, bác sĩ không thể đưa ra chẩn đoán nguyên nhân vì không thể hồi cứu hết các tác nhân, yếu tố nguy cơ mà người bệnh phơi nhiễm trong cuộc sống. Chính vì các bác sĩ không phải lúc nào cũng có thể tìm ra nguyên nhân mắc ung thư chắc chắn, nên nhiều người tự đưa ra những lời giải thích riêng cho mình theo cách tâm linh để trả lời câu hỏi mình đã làm gì để dẫn đến mắc bệnh ung thư.

Một định kiến sai lầm phổ biến khác là ung thư mà đụng dao kéo sẽ làm bệnh lan tràn nhanh và tử vong sớm hơn. Trong thực tế hoàn toàn ngược lại, đối với đa số các loại ung thư, phẫu thuật là phương pháp điều trị quan trọng nhất để cứu chữa bệnh nhân ung thư ở giai đoạn sớm. Hậu quả của quan niệm này cũng rất nguy hiểm, tai hại, bệnh nhân sợ hãi và trốn tránh phẫu thuật, thử dùng thuốc này thuốc kia các nơi, khi bệnh đã nặng mới vào viện, thời điểm vàng của quá trình điều trị đã trôi qua, thời cơ chữa khỏi bệnh bằng phẫu thuật đã mất.

Hà Lê
TIN LIÊN QUAN

Kịp thời cứu bé gái 9 tuổi bị suy thận mạn

Anh Nhàn |

Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng thành phố vừa cứu sống ngoạn mục bé gái 9 tuổi khiếm thính, vừa bị động kinh và suy thận giai đoạn cuối.

Cần sử dụng khẩu trang đúng cách để mang lại hiệu quả

Ngọc Lê (Theo Trung tâm tiêm chủng VNNC) |

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 đang có những diễn biến phức tạp, Bộ Y tế khuyến cáo tất cả người dân khi đến nơi công cộng như siêu thị, sân bay, bến xe… bắt buộc phải đeo khẩu trang. Tuy nhiên, trong thực tế, còn rất nhiều người dân đang dùng khẩu trang sai cách.

"Giải mã" các chỉ số chống nắng trên kem chống nắng

Tâm An |

Theo khuyến cáo của các chuyên gia da liễu, nên chọn loại kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên và phổ rộng chống được cả tia UVA và UVB. Vậy ý nghĩa của các chỉ số chống nắng là gì?

Da khô do thường xuyên rửa tay, phải làm sao?

Tâm An |

Trước tình hình dịch COVID-19 đang có diễn biến phức tạp như hiện nay, một trong những biện pháp dễ thực hiện và đem lại hiệu quả trong việc phòng tránh lây lan bệnh là thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch, hoặc sử dụng dung dịch sát khuẩn nhanh. Tuy nhiên, khi rửa tay thường xuyên dễ làm cho da bị khô, nứt nẻ.

Kịp thời cứu bé gái 9 tuổi bị suy thận mạn

Anh Nhàn |

Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng thành phố vừa cứu sống ngoạn mục bé gái 9 tuổi khiếm thính, vừa bị động kinh và suy thận giai đoạn cuối.

Cần sử dụng khẩu trang đúng cách để mang lại hiệu quả

Ngọc Lê (Theo Trung tâm tiêm chủng VNNC) |

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 đang có những diễn biến phức tạp, Bộ Y tế khuyến cáo tất cả người dân khi đến nơi công cộng như siêu thị, sân bay, bến xe… bắt buộc phải đeo khẩu trang. Tuy nhiên, trong thực tế, còn rất nhiều người dân đang dùng khẩu trang sai cách.

"Giải mã" các chỉ số chống nắng trên kem chống nắng

Tâm An |

Theo khuyến cáo của các chuyên gia da liễu, nên chọn loại kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên và phổ rộng chống được cả tia UVA và UVB. Vậy ý nghĩa của các chỉ số chống nắng là gì?

Da khô do thường xuyên rửa tay, phải làm sao?

Tâm An |

Trước tình hình dịch COVID-19 đang có diễn biến phức tạp như hiện nay, một trong những biện pháp dễ thực hiện và đem lại hiệu quả trong việc phòng tránh lây lan bệnh là thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch, hoặc sử dụng dung dịch sát khuẩn nhanh. Tuy nhiên, khi rửa tay thường xuyên dễ làm cho da bị khô, nứt nẻ.