Có được tạm hoãn HĐLĐ khi tham gia dân quân tự vệ?

Nam Dương |

Bạn đọc có email tanthangxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi vừa ký hợp đồng với công ty A, làm chưa được 1 tháng thì phải đi dân quân thường trực. Vậy tôi có được tạm hoãn hợp đồng lao động hay không, và  bảo hiểm xã hội được hưởng thế nào?

Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời:

Khoản 4, Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định:  Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình:

a) Dân quân tự vệ nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, trong đó có ít nhất 12 tháng làm nhiệm vụ dân quân tự vệ thường trực;

Điều 32 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động:

1. Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự.

2. Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

3. Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.

4. Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

5. Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận.

Khoản 5, Điều 5, Luật Dân quân Tự vệ năm 2009 quy định: Dân quân tự vệ thường trực là lực lượng dân quân tự vệ nòng cốt làm nhiệm vụ thường trực sẵn sàng chiến đấu tại các địa bàn trọng điểm về quốc phòng, an ninh.

Khoản 3, Điều 47 Luật dân quân tự vệ năm 2009 quy định chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ như sau: Tự vệ, trừ tự vệ biển, được trả nguyên lương, các khoản phúc lợi, phụ cấp đi đường và tiền tàu, xe theo chế độ hiện hành.

Điều 42 Quyết định 595/QĐ- BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định về  Quản lý đối tượng như sau: Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó.

Do bạn tham gia dân quân tự vệ đượi coi là đi nghĩa vụ quân sự và vẫn được trả nguyên lương, các khoản phúc lợi trong thời gian này nên bạn vẫn được tham gia bảo hiểm xã hội.

Hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19008088 - gọi đường dây nóng: 0979310518; 0961360559 để nhận được câu trả lời nhanh chóng, kịp thời hoặc gửi email cho chúng tôi: tuvanphapluat@laodong.com.vn hoặc đến số 6 Phạm Văn Bạch, Hà Nội và 198 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, TPHCM để được Luật sư tư vấn trực tiếp vào các ngày thứ Ba, thứ Sáu hàng tuần.    
Nam Dương
TIN LIÊN QUAN

Tự đi phá thai có được nghỉ dưỡng sức sau thai sản?

Nam Dương |

Bạn đọc có email congthanhxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Công ty tôi có trường hợp NLĐ phá thai nội khoa và được chỉ định cho nghỉ 20 ngày. Khi NLĐ trở lại làm việc thì muốn xin nghỉ dưỡng sức thêm 5 ngày, nhưng Công ty không đồng ý vì xét thấy trường hợp này sức này đã phục hồi sức khỏe và người này chủ động phá thai chứ không phải vì lý do sức khỏe, bệnh tật gì. Công ty làm vậy có phải bồi thường gì không?

Ký hợp đồng lao động với người cao tuổi có phải trả trợ cấp thôi việc?

Nam Dương |

Bạn đọc có email bichtram.xxx@gmail.com, gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Công ty tôi có trường hợp  người lao động đã làm việc từ năm 1997 đến 31.12.2017 thì đến tuổi nghỉ hưu và thôi việc. Công ty đã giải quyết tất cả chế độ và trợ cấp thôi việc cho người lao động đến 31.12.2017. Do nhu cầu của 2 bên nên có ký HĐLĐ tiếp đến 31.10.2019 thì hết HĐLĐ. Công ty sẽ tính trợ cấp thôi việc cho người lao động này như thế nào? 

Ký hợp đồng làm đêm với người 17 tuổi có vi phạm pháp luật?

Nam Dương |

Bạn đọc có email adm-hangntt@svws.xxx.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động, hỏi: Công ty tôi có kế hoạch kết nối sinh viên ở trường nghề bằng cách ký hợp đồng  thực tập sinh với trường nghề. Trong thời gian các bạn sinh viên thực tập làm ra sản phẩm thì bên tôi có trả lương và các bạn đó có thể làm đêm và làm thêm với tổng thời gian làm việc khoảng 3-6 tháng. Tuy nhiên, các bạn sinh viên này mới chỉ 17 tuổi. Công ty làm vậy có vi phạm pháp luật không?

Ngậm quả đắng vì “chẻ” hợp đồng của người lao động

LAM SƠN |

Để trốn đóng BHXH, nhiều chủ doanh nghiệp (DN) đã lách luật bằng cách “chẻ” hợp đồng với người lao động (NLĐ) ra nhiều mức. DN chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt mà không lường trước hậu quả khi NLĐ gặp tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp, ốm đau…

Tự đi phá thai có được nghỉ dưỡng sức sau thai sản?

Nam Dương |

Bạn đọc có email congthanhxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Công ty tôi có trường hợp NLĐ phá thai nội khoa và được chỉ định cho nghỉ 20 ngày. Khi NLĐ trở lại làm việc thì muốn xin nghỉ dưỡng sức thêm 5 ngày, nhưng Công ty không đồng ý vì xét thấy trường hợp này sức này đã phục hồi sức khỏe và người này chủ động phá thai chứ không phải vì lý do sức khỏe, bệnh tật gì. Công ty làm vậy có phải bồi thường gì không?

Ký hợp đồng lao động với người cao tuổi có phải trả trợ cấp thôi việc?

Nam Dương |

Bạn đọc có email bichtram.xxx@gmail.com, gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Công ty tôi có trường hợp  người lao động đã làm việc từ năm 1997 đến 31.12.2017 thì đến tuổi nghỉ hưu và thôi việc. Công ty đã giải quyết tất cả chế độ và trợ cấp thôi việc cho người lao động đến 31.12.2017. Do nhu cầu của 2 bên nên có ký HĐLĐ tiếp đến 31.10.2019 thì hết HĐLĐ. Công ty sẽ tính trợ cấp thôi việc cho người lao động này như thế nào? 

Ký hợp đồng làm đêm với người 17 tuổi có vi phạm pháp luật?

Nam Dương |

Bạn đọc có email adm-hangntt@svws.xxx.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động, hỏi: Công ty tôi có kế hoạch kết nối sinh viên ở trường nghề bằng cách ký hợp đồng  thực tập sinh với trường nghề. Trong thời gian các bạn sinh viên thực tập làm ra sản phẩm thì bên tôi có trả lương và các bạn đó có thể làm đêm và làm thêm với tổng thời gian làm việc khoảng 3-6 tháng. Tuy nhiên, các bạn sinh viên này mới chỉ 17 tuổi. Công ty làm vậy có vi phạm pháp luật không?

Ngậm quả đắng vì “chẻ” hợp đồng của người lao động

LAM SƠN |

Để trốn đóng BHXH, nhiều chủ doanh nghiệp (DN) đã lách luật bằng cách “chẻ” hợp đồng với người lao động (NLĐ) ra nhiều mức. DN chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt mà không lường trước hậu quả khi NLĐ gặp tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp, ốm đau…