Ký hợp đồng lao động với người cao tuổi có phải trả trợ cấp thôi việc?

Nam Dương |

Bạn đọc có email bichtram.xxx@gmail.com, gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Công ty tôi có trường hợp  người lao động đã làm việc từ năm 1997 đến 31.12.2017 thì đến tuổi nghỉ hưu và thôi việc. Công ty đã giải quyết tất cả chế độ và trợ cấp thôi việc cho người lao động đến 31.12.2017. Do nhu cầu của 2 bên nên có ký HĐLĐ tiếp đến 31.10.2019 thì hết HĐLĐ. Công ty sẽ tính trợ cấp thôi việc cho người lao động này như thế nào? 

Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời:

Điều 167 Bộ luật Lao động 2012 quy định về việc sử dụng người lao động cao tuổi như sau:

1. Khi có nhu cầu, người sử dụng lao động có thể thoả thuận với người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe kéo dài thời hạn hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới theo quy định tại Chương III của Bộ luật này.

2. Khi đã nghỉ hưu, nếu làm việc theo hợp đồng lao động mới, thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi vẫn được hưởng quyền lợi đã thoả thuận theo hợp đồng lao động.

3. Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người lao động cao tuổi, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ.

4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khoẻ của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc.

Khoản 1 và Khoản 2 Điều 48 Bộ luật lao động 2012 quy định về trợ cấp thôi việc như sau:

1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt do đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

Ngoài ra, tại Điểm c Khoản 3 Điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động quy định:

c) Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 1 tháng đến dưới 6 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 6 tháng trở lên được tính bằng 1 năm làm việc. 

Như vậy, công ty bạn sẽ trả trợ cấp thôi việc cho người lao động từ 01.01.2018 đến hết ngày 31.10.2019 theo các quy định đã trích dẫn.

 Tư vấn pháp luật

Hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19008088 - gọi đường dây nóng: 0979310518; 0961360559 để nhận được câu trả lời nhanh chóng, kịp thời hoặc gửi email cho chúng tôi: tuvanphapluat@laodong.com.vn hoặc đến số 6 Phạm Văn Bạch, Hà Nội và 198 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, TPHCM để được Luật sư tư vấn trực tiếp vào các ngày thứ Ba, thứ Sáu hàng tuần.    

Nam Dương
TIN LIÊN QUAN

Xin nghỉ việc, không được trả lương phải làm sao?

Nam Dương |

Bạn đọc có email nguyenvanxxx@gmail.com  gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi làm việc cho chi nhánh một Công ty cổ phần xây dựng tại Quy Nhơn tỉnh Bình Định từ năm 2015. Cứ mỗi năm tôi được ký HĐLĐ 1 năm. Đến năm 2018, tôi được ký HĐLĐ 3 năm. Ngày 28.9.2019, công ty thông báo chuyển tôi đi làm tại công trường ở huyện An Lão. Tôi không đi và đã viết đơn xin thôi việc đến nay đã một tháng, nhưng công ty giải quyết bảo chờ, lương từ tháng 8 tới nay vẫn chưa trả cho tôi. Tôi phải làm thế nào để được giải quyết quyền lợi? 

Thủ tục chuyển Công ty TNHH thành Công ty Cổ phần thế nào?

Nam Dương |

Bạn đọc có email maihang49@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Công ty chúng tôi thuộc loại hình TNHH mới thành lập được 1 năm. Bây giờ muốn chuyển sang thành Công ty cổ phần thì sẽ làm những thủ tục gì?

Nghỉ việc đi khám bệnh có được hưởng chế độ ốm đau?

Nam Dương |

Bạn đọc có email huetayxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi thấy khó chịu trong người và xin nghỉ đi khám bệnh. Ngày nghỉ đó, tôi  có được hưởng chế độ ốm đau không? 

Có được hưởng hai chế độ thai sản khi đóng bảo hiểm xã hội hai nơi?

Nam Dương |

Bạn đọc có email hangngocphuongnhungxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi đang có 2 sổ bảo hiểm xã hội (BHXH), một sổ đóng từ tháng 7.2010 tại TP.Hồ Chí Minh; một sổ đóng từ tháng 2.2011 tại tỉnh. Khi sinh con, tôi có hưởng chế độ thai sản ở cả 2 nơi. Hiện giờ mình chuẩn bị nghỉ việc ở TP.Hồ Chí Minh để tiến hành gộp sổ. Thủ tục gộp sổ BHXH thế nào? Việc hưởng chế độ thai sản cả 2 nơi như vậy có ảnh hưởng gì không?

Xin nghỉ việc, không được trả lương phải làm sao?

Nam Dương |

Bạn đọc có email nguyenvanxxx@gmail.com  gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi làm việc cho chi nhánh một Công ty cổ phần xây dựng tại Quy Nhơn tỉnh Bình Định từ năm 2015. Cứ mỗi năm tôi được ký HĐLĐ 1 năm. Đến năm 2018, tôi được ký HĐLĐ 3 năm. Ngày 28.9.2019, công ty thông báo chuyển tôi đi làm tại công trường ở huyện An Lão. Tôi không đi và đã viết đơn xin thôi việc đến nay đã một tháng, nhưng công ty giải quyết bảo chờ, lương từ tháng 8 tới nay vẫn chưa trả cho tôi. Tôi phải làm thế nào để được giải quyết quyền lợi? 

Thủ tục chuyển Công ty TNHH thành Công ty Cổ phần thế nào?

Nam Dương |

Bạn đọc có email maihang49@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Công ty chúng tôi thuộc loại hình TNHH mới thành lập được 1 năm. Bây giờ muốn chuyển sang thành Công ty cổ phần thì sẽ làm những thủ tục gì?

Nghỉ việc đi khám bệnh có được hưởng chế độ ốm đau?

Nam Dương |

Bạn đọc có email huetayxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi thấy khó chịu trong người và xin nghỉ đi khám bệnh. Ngày nghỉ đó, tôi  có được hưởng chế độ ốm đau không? 

Có được hưởng hai chế độ thai sản khi đóng bảo hiểm xã hội hai nơi?

Nam Dương |

Bạn đọc có email hangngocphuongnhungxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi đang có 2 sổ bảo hiểm xã hội (BHXH), một sổ đóng từ tháng 7.2010 tại TP.Hồ Chí Minh; một sổ đóng từ tháng 2.2011 tại tỉnh. Khi sinh con, tôi có hưởng chế độ thai sản ở cả 2 nơi. Hiện giờ mình chuẩn bị nghỉ việc ở TP.Hồ Chí Minh để tiến hành gộp sổ. Thủ tục gộp sổ BHXH thế nào? Việc hưởng chế độ thai sản cả 2 nơi như vậy có ảnh hưởng gì không?