Ăn chay để cho báo đáp công sinh thành của cha mẹ
Phật giáo rất quan trọng chữ hiếu, vào tháng 7 lễ Vu Lan ăn chay là việc phổ biến để thể hiện chữ hiếu với cha mẹ, báo đáp công đức, tưởng nhớ đến cha mẹ.
Ăn chay ngày lễ vu lan rằm tháng 7 để cho hành thiện, tránh sát sanh
Phật giáo quan niệm ăn thịt là gián tiếp sát sinh. Tháng 7 cô hồn con người cần hạn chế sát sinh, tích đức hành thiện tránh luật nhân quả đồng thời tạo công đức. Ăn chay chính là giúp cơ thể tránh sát sinh, tạo phúc cho chúng sanh.
Ăn chay tích đức mong cho người thân cũng được bình an khỏe mạnh
Trong Phật giáo, luật nhân – quả là quy luật, là phương pháp mà vạn vật trong trời đất hoạt động. Ăn chay ngày rằm có ý nghĩa giúp cơ thể tránh sát sanh, tránh gieo nghiệp. Từ đó có thể giảm bớt tội nghiệp, tích đức hành thiện, mọi người xung quanh cũng cũng được bình an khỏe mạnh.
Ăn chay để cho sức khỏe dồi dào, cơ thể thanh tịnh
Ăn chay không chỉ có ý nghĩa về mặt tâm linh mà còn có tác dụng về mặt sức khỏe. Ăn chay còn giúp cơ thể khỏe mạnh, việc giảm bớt lượng thịt, dầu mỡ trong khẩu phần ăn trong ngày sẽ khiến các cơ quan tiêu hoá không phải làm việc nhiều, do đó cơ thể chúng ta nhẹ nhàng hơn.

Tùy theo phong tục tập quán, kinh tế, tôn giáo,…mà mỗi người lại chọn cho mình một hình thức ăn chay khác nhau. Tuy nhiên chúng ta có 6 hình thức ăn chay chính, đó là:
- Ăn chay theo Phật giáo: không ăn tất cả các sản phẩm từ động vật cũng như một số loại rau trong chi Hành
- Ăn chay có trứng (Ovo vegetarianism): có thể ăn trứng nhưng không ăn các sản phẩm từ sữa.
- Hình thức ăn chay có sữa (Lacto vegetarianism): có thể ăn các sản phẩm từ sữa nhưng không ăn trứng.
- Cách ăn chay có cả sữa và trứng (ovo-lacto vegetarianism): có thể ăn một số sản phẩm từ động vật hoặc từ sữa như trứng, sữa và mật ong.
- Ăn chay hoàn toàn không sử dụng bất cứ thứ gì từ động vật (thuần chay — vegan)
- Ăn chay sống hay là ăn chay tươi: chỉ ăn các loại trái cây tươi và chưa nấu chín, các loại hạt và rau củ. Rau củ có thể chỉ được nấu chín lên đến một nhiệt độ nhất định.
- Chế độ thực dưỡng chủ yếu ăn các loại ngũ cốc nguyên cám và đậu hoặc theo chế độ gạo lứt và muối mè.