Chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết tại nhà: Cần chú ý từng dấu hiệu nhỏ

Anh nhàn |

Tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nên những trường hợp bị sốt xuất huyết nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm tiểu cầu, theo dõi tình trạng bệnh và kê thuốc cho điều trị tại nhà thay vì ở bệnh viện. Vậy khi được chỉ định điều trị tại nhà, người bệnh sốt xuất huyết cần được chăm sóc như thế nào để nhanh hồi phục bệnh?

Đừng chủ quan với sốt xuất huyết

Bác sĩ CK II Nguyễn Thanh Phong (Trưởng khoa nhiễm D, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM ) thông tin: “Bắt đầu vào mùa mưa, số lượng bệnh nhân mắc sốt xuất huyết sẽ tăng lên. Mặc dù, luôn chú trọng phòng dịch COVID-19 nhưng không vì thế mà bỏ qua dịch sốt xuất huyết. Mỗi người nếu có triệu chứng sốt cao, lạnh run, đau đầu, tê mỏi,... phải đến ngay cơ sở y tế có đủ chức năng chẩn đoán và điều trị. Khi bệnh sốt xuất huyết thường diễn biến nặng vào ngày thứ 5 đến ngày thứ 7, bệnh nhân sẽ bớt sốt nhưng khi đó bệnh đã trở nặng. Chúng ta không nên chủ quan mà phải chẩn đoán sớm ngay từ đầu để có một chiến lược theo dõi và điều trị phù hợp”.

Khi rơi vào những ngày nặng, sốt xuất huyết gây ra những biến chứng như tụt huyết áp, chảy máu, nặng hơn nữa là suy đa tạng rồi dẫn đến tử vong. Bác sĩ Phong nhìn nhận, nhiều người dân ngại đến các cơ sở y tế để khám bệnh vì lo ngại COVID-19 nhưng điều đó là không nên. Tại TPHCM, tất cả các cơ sở y tế đều được trang bị khai báo y tế, phòng khám sàng lọc, những quy trình để tách biệt những bệnh nhân khám thông thường với những bệnh nhân khám với triệu chứng hô hấp. Do đó, người dân hoàn toàn yên tâm khi đi khám bệnh trong mùa dịch. Khi có dấu hiệu sốt xuất huyết, cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và có biện pháp điều trị phù hợp.

Các dấu hiệu để nhận biết sớm bệnh sốt xuất huyết

Bác sĩ CK II Nguyễn Thanh Phong chỉ ra các triệu chứng ban đầu của bệnh sốt xuất huyết, đó là sốt cao, ngoài ra còn đau nhức mình, sung huyết da niêm. Nặng hơn còn chảy máu mũi, máu cam. Lúc này thì bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế để được chăm sóc.

Theo bác sĩ Phong, trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh sốt xuất huyết mà không có bệnh lý nền, có điều kiện thăm khám, theo dõi tại bệnh viện theo yêu cầu của bác sĩ, không thuộc các trường hợp nguy cơ cao như thai phụ, trẻ nhỏ, người lớn tuổi thì sẽ được kê toa thuốc và cho điều trị tại nhà.

Khi chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết tại nhà, người thân cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho người bệnh. Nhắc nhở người bệnh uống nhiều nước, ăn thức ăn dễ tiêu và uống các loại nước trái cây để bổ sung dưỡng chất. Khi xuất hiện các triệu chứng ói, đau bụng, chảy máu cam, chảy máu răng, đi đại tiện phân đen, xuất huyết âm đạo ở phụ nữ, tay chân lạnh ở trẻ em thì cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện để các bác sĩ thăm khám. 

Mỗi người dân chung tay phòng bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết lây từ người bệnh sang người lành qua trung gian muỗi vằn Aedes. Tính đến giữa tháng 7, TPHCM ghi nhận 8.442 ca mắc sốt xuất huyết trong năm nay. Dự báo, số ca mắc sốt xuất huyết có khả năng tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới. 

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM, hiện TPHCM đang vào cao điểm của mùa dịch sốt xuất huyết hàng năm. Thời tiết nắng nóng xen lẫn các đợt mưa bất chợt, thuận lợi cho sự phát sinh lăng quăng, muỗi, tăng nguy cơ lây lan bệnh sốt xuất huyết. 

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM kêu gọi mỗi người dân, mỗi gia đình, mỗi cơ quan, công sở hãy chung tay thực hiện các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết. 

Các biện pháp được đưa ra là: Dành 10 - 15 phút mỗi tuần để dọn dẹp nơi mình làm việc, sinh sống, từ trong nhà đến xung quanh nhà, không để đọng nước làm phát sinh lăng quăng, muỗi; Đậy kín lu, hồ, phuy chứa nước khi không dùng đến để tránh muỗi đẻ trứng và phát sinh lăng quăng, muỗi; Đối với những nơi chứa nước không dùng để uống, sinh hoạt có thể thả cá để diệt lăng quăng; Sử dụng bình xịt, nhang, kem thoa chống muỗi, mặc áo quần dài tay, ngủ mùng kể cả ban ngày… để tránh muỗi đốt.

Anh nhàn
TIN LIÊN QUAN

Bệnh Chikungunya: Biện pháp phòng ngừa như phòng bệnh sốt xuất huyết

TÂM AN |

Bệnh Chikungunya là bệnh nhiễm virus do muỗi vằn truyền bệnh, dịch bệnh này đã bùng phát và lan rộng khắp 15 tỉnh/thành phố của Campuchia. Sở Y tế TPHCM sẽ triển khai giám sát ca bệnh Chikungunya trong các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn. 

Đừng nhầm lẫn các dấu hiệu viêm cơ tim với sốt xuất huyết

Ngọc Lê |

Viêm cơ tim là một trong những bệnh lý về tim vô cùng nguy hiểm. Tuy nhiên, do các dấu hiệu của viêm cơ tim khá giống với những dấu hiệu của sốt xuất huyết nên nhiều người còn nhầm lẫn và chủ quan.

Bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng tăng cao: Làm sao để ứng phó?

Tâm An |

Số trường hợp bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng hàng tuần luôn thấp hơn khoảng 2/3 so với cùng kỳ năm 2019 trong 6 tháng đầu năm nay. Trong tuần đầu tháng 7, số người đến khám và nhập viện vì 2 bệnh này đều tăng, dự đoán mùa cao điểm của hai bệnh này đang có dấu hiệu quay trở lại TPHCM. 

Phân biệt giữa sốt xuất huyết và sốt phát ban ở trẻ nhỏ

Tâm An |

Sốt xuất huyết và sốt phát ban đều có biểu hiện ban đầu là sốt cao nhưng hai bệnh này hoàn toàn khác nhau. Để phân biệt được bệnh, phụ huynh cần theo dõi triệu chứng để nhận biết bệnh giúp chủ động ứng phó kịp thời hơn. 

Bệnh Chikungunya: Biện pháp phòng ngừa như phòng bệnh sốt xuất huyết

TÂM AN |

Bệnh Chikungunya là bệnh nhiễm virus do muỗi vằn truyền bệnh, dịch bệnh này đã bùng phát và lan rộng khắp 15 tỉnh/thành phố của Campuchia. Sở Y tế TPHCM sẽ triển khai giám sát ca bệnh Chikungunya trong các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn. 

Đừng nhầm lẫn các dấu hiệu viêm cơ tim với sốt xuất huyết

Ngọc Lê |

Viêm cơ tim là một trong những bệnh lý về tim vô cùng nguy hiểm. Tuy nhiên, do các dấu hiệu của viêm cơ tim khá giống với những dấu hiệu của sốt xuất huyết nên nhiều người còn nhầm lẫn và chủ quan.

Bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng tăng cao: Làm sao để ứng phó?

Tâm An |

Số trường hợp bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng hàng tuần luôn thấp hơn khoảng 2/3 so với cùng kỳ năm 2019 trong 6 tháng đầu năm nay. Trong tuần đầu tháng 7, số người đến khám và nhập viện vì 2 bệnh này đều tăng, dự đoán mùa cao điểm của hai bệnh này đang có dấu hiệu quay trở lại TPHCM. 

Phân biệt giữa sốt xuất huyết và sốt phát ban ở trẻ nhỏ

Tâm An |

Sốt xuất huyết và sốt phát ban đều có biểu hiện ban đầu là sốt cao nhưng hai bệnh này hoàn toàn khác nhau. Để phân biệt được bệnh, phụ huynh cần theo dõi triệu chứng để nhận biết bệnh giúp chủ động ứng phó kịp thời hơn.