Lồi ngực bẩm sinh ảnh hưởng đến sức khoẻ cần được phát hiện sớm

Hà Lê |

Lồi ngực bẩm sinh (pectus carinatum) là một dạng dị dạng bẩm sinh thành ngực phía trước, biểu hiện bởi sự lồi ra trông thấy được bằng mắt thường của xương ức hoặc khung xương sườn. Tuy nhiên, hiện nay, hầu hết bố mẹ đưa trẻ đến khám khi trẻ lộ rõ vết lõm sâu ở ngực, mặc dù trước đó bố mẹ đã nhìn thấy nhưng lại cho rằng do con gầy mà không đưa con đi khám.

Bệnh lồi ngực bị coi nhẹ nhưng ảnh hưởng tới hô hấp

Nhiều bố mẹ chủ quan với những vết lõm trên ngực con mà không nghĩ rằng nó là dấu hiệu của căn bệnh nguy hiểm. Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương vừa phẫu thuật cho bệnh nhi Tr.T. T, 14 tuổi ở Thái Bình. Theo lời kể của mẹ bệnh nhi, chị thấy con có vết lõm ngực sâu, hay kêu khó thở nên nhân dịp nghỉ hè đã đưa bé đến bệnh viện khám. Khi cháu 8-9 tuổi, thấy cháu phát triển bình thường, ngực chưa có nên chưa thấy vết lõm sâu. Sau một vài tuổi, chị thấy con có vết lõm nhưng không nghĩ gì vì không biết tới bệnh lõm ngực. Sau đó, chị vô tình đọc được bài viết về bệnh này và thấy con có vết lõm giống trong ảnh. Khi con kêu khó thở, tức ngực, chị đã cho cháu đi đến bệnh viện khám. Trước đó, chị cảm thấy xương con càng lớn càng phát triển nhưng xương ức lại không phát triển.

Ca phẫu thuật thành công, bệnh nhi hồi phục tốt

Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, các bác sĩ vừa phẫu thuật cho bệnh nhi Đ.N.V, sinh năm 2020 có lồng ngực lồi từ nhỏ nhưng không đi khám. Gần đây, gia đình thấy cháu gầy hơn, ngực lồi cao hơn, đến mức mặc áo vẫn nhìn thấy nên đã đưa cháu đi khám và điều trị. Tại bệnh viện, bệnh nhi được chẩn đoán dị tật bẩm sinh lồi xương ức và chỉ định phẫu thuật điều trị.

Bệnh nhi được các bác sĩ chỉnh hình xương ức bằng phương pháp Abramson. Sau phẫu thuật, bệnh nhi ổn định, sức khỏe hồi phục tốt, được ra viện sau mổ 6 ngày. Các bác sĩ đã hẹn khám lại định kỳ cho cháu và dự kiến sau khoảng 2 năm sẽ tháo bỏ thanh kim loại được đặt trong quá trình phẫu thuật.

Phân biệt lồi ngực và lõm ngực để có hướng điều trị

Bác sĩ Dương Xuân Phương – Phụ trách khoa Phẫu thuật tim mạch – Lồng ngực, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết: Dị tật lồi xương ức hay xương ức gà là bệnh lý bẩm sinh với biểu hiện lồng ngực ở giữa bị lồi hẳn lên. Nếu không được điều trị, bệnh không chỉ gây biến dạng về mặt thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của người bệnh.

Lồi xương ức là một dạng dị tật bẩm sinh thành ngực phía trước. Nó ngược với lõm ngực, tức là lồng ngực không lõm vào trong mà lồi ra ngoài, hoặc vừa lồi vừa lõm. Phần lồi ra bao gồm có 2 loại, xương ức bẻ góc chữ V, lồi ra ngoài hoặc phần sụn cạnh ức của các xương sườn lồi lên, hoặc phối hợp cả 2. Nó còn được gọi là ngực gà, hay ngực chim bồ câu. Lồi ngực thường không ảnh hưởng đến hoạt động của tim và phổi, tuy nhiên do hình dáng lồi phía trước thường kéo hẹp 2 bên khung sườn nên có thể ảnh hưởng đến chức năng hô hấp.

"Người có dị tật này thường có sức khoẻ tổng thể kém hơn, khả năng chịu đựng, chống đỡ với bệnh tật cũng kém hơn, nhất là với các bệnh đường hô hấp. Hơn nữa, cũng như lõm ngực, người bị lồi ngực thường có tâm lý mặc cảm và thiếu tự tin. Lồi ngực ít gặp hơn lõm ngực rất nhiều nhưng lại rất khó để phẫu thuật chỉnh sửa. Bệnh được chẩn đoán chủ yếu dựa vào thăm khám lâm sàng đánh giá trực tiếp hình thái lồng ngực bệnh nhân, phát hiện sớm các triệu chứng hô hấp ở trẻ cũng như các ảnh hưởng thẩm mỹ và tâm sinh lý do bệnh gây nên. Chụp cắt lớp vi tính ngực có vai trò khẳng định thêm chẩn đoán với sự biến đổi của chỉ số haller trên phim chụp, thường thấp hơn 2,2", bác sĩ Dương Xuân Phương cho biết.

Lồi ngực bẩm sinh thường không được xác định ngay sau khi sinh, mà thường được phát hiện vào tuổi dậy thì khi quá trình tăng trưởng của cơ thể diễn ra nhanh chóng. Bệnh có thể nhận thấy từ khi 10 tuổi, đạt đỉnh khi 16 và 18 tuổi lần lượt ở nữ và nam. Theo ước tính, tỉ lệ nam giới mắc lồi ngực bẩm sinh gấp 3-4 lần nữ giới.

Theo các nghiên cứu, hiện nay chưa có bằng chứng cụ thể về căn nguyên gây ra bệnh này. Mặc dù chưa có bằng chứng sinh học phân tử cụ thể, thế nhưng yếu tố di truyền được cho là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bệnh lý này. Người ta nhận thấy rằng, có đến 25% bệnh nhân lồi ngực có người thân trong gia đình có các bất thường lồng ngực khác như lồi hoặc lõm ngực. Lồi ngực thường là dị dạng tồn tại đơn độc, nhưng cũng có nhiều hội chứng di truyền có liên quan đến dị dạng này như: Hội chứng Marfan, Turner, Noonan, vẹo cột sống,… Các dị tật tim bẩm sinh như hẹp, hở, sa van 2 lá, 3 lá cũng được báo cáo xuất hiện ở bệnh nhân lồi ngực bẩm sinh.

Hà Lê
TIN LIÊN QUAN

Đặt thanh nâng ngực cứu trẻ bị lõm ngực nghiêm trọng

Thanh Chân |

Lõm ngực là một dị tật bẩm sinh của lồng ngực. Bác sĩ khuyến cáo trẻ lõm ngực nên được khám chuyên khoa để xác định hướng can thiệp.

Cứu bé gái 3 tuổi bị lõm ngực nặng

Thanh Chân |

TP Hồ Chí Minh - Khi thấy trẻ ho nặng hơn và thở mệt kèm sốt, gia đình chuyển trẻ đến Bệnh viện Nhi đồng 1. Tại đây, êkip bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị lõm ngực và có kén khí ở phổi.

Bệnh tim bẩm sinh và tầm quan trọng khi phát hiện bệnh sớm

Hương Sơn |

Bệnh tim bẩm sinh nếu được phát hiện và can thiệp sớm, bệnh nhi có cơ hội được sống khoẻ mạnh như người bình thường.

Dị tật bẩm sinh ở thận, những hiểm nguy khó lường

Thanh Thanh |

Trong tổng số các dị tật bẩm sinh, dị tật bẩm sinh về thận chiếm 20 - 30%. Nguyên nhân do những bất thường về giải phẫu và sinh lí của phôi thai thận dẫn đến loạt các khiếm khuyết cho thận. Nếu không được chẩn đoán, theo dõi và can thiệp kịp thời, dị tật có thể dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề làm mất chức năng thận, thậm chí tử vong.

Đặt thanh nâng ngực cứu trẻ bị lõm ngực nghiêm trọng

Thanh Chân |

Lõm ngực là một dị tật bẩm sinh của lồng ngực. Bác sĩ khuyến cáo trẻ lõm ngực nên được khám chuyên khoa để xác định hướng can thiệp.

Cứu bé gái 3 tuổi bị lõm ngực nặng

Thanh Chân |

TP Hồ Chí Minh - Khi thấy trẻ ho nặng hơn và thở mệt kèm sốt, gia đình chuyển trẻ đến Bệnh viện Nhi đồng 1. Tại đây, êkip bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị lõm ngực và có kén khí ở phổi.

Bệnh tim bẩm sinh và tầm quan trọng khi phát hiện bệnh sớm

Hương Sơn |

Bệnh tim bẩm sinh nếu được phát hiện và can thiệp sớm, bệnh nhi có cơ hội được sống khoẻ mạnh như người bình thường.

Dị tật bẩm sinh ở thận, những hiểm nguy khó lường

Thanh Thanh |

Trong tổng số các dị tật bẩm sinh, dị tật bẩm sinh về thận chiếm 20 - 30%. Nguyên nhân do những bất thường về giải phẫu và sinh lí của phôi thai thận dẫn đến loạt các khiếm khuyết cho thận. Nếu không được chẩn đoán, theo dõi và can thiệp kịp thời, dị tật có thể dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề làm mất chức năng thận, thậm chí tử vong.