Những cảnh báo về mất ngủ ở người lớn tuổi

Hà Phương - Thanh Chân |

Mất ngủ là một rối loạn thường gặp ở người lớn tuổi, do nhiều nguyên nhân gây ra. Mất ngủ kéo dài sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống, mệt mỏi, giảm tập trung chú ý, giảm trí nhớ, chóng mặt, tính tình nóng nảy, thậm chí dẫn tới dẫn tới suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, rối loạn nhận thức.

Chia sẻ về bệnh mất ngủ ở người cao tuổi, bác sĩ Hoàng Thị Hồng Nhung (Khoa Y học Cổ truyền Bệnh viện Thống nhất TPHCM) cho biết: “Mất ngủ là một trong các rối loạn giấc ngủ thường gặp ở người cao tuổi. Nhiều người cao tuổi đến khám với các than phiền về giấc ngủ như thời gian ngủ ít, khó đi vào giấc ngủ hoặc chất lượng giấc ngủ kém và một số rối loạn khác thường đi kèm với mất ngủ hay gặp ở người lớn tuổi (ngáy, ngưng thở khi ngủ, chuột rút...). Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài trên 1 tháng thì được coi là mất ngủ mãn tính”.

Nguyên nhân của bệnh mất ngủ được chia thành hai nhóm là nguyên phát và thứ phát. Theo đó, mất ngủ nguyên phát thường là mất ngủ vô căn, mãn tính. Ở người lớn tuổi thường do quá trình thoái hóa tế bào dẫn đến làm chậm các quá trình chuyển hóa và dẫn truyền. Tình trạng này dẫn đến ngưng trệ các hoạt động chức năng trong cơ thể, ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Mất ngủ thứ phát là do người bệnh bị stress, sang chấn tâm lý đột ngột, rối loạn trầm cảm, sử dụng thuốc và chất kích thích. Bên cạnh đó, mất ngủ thứ phát còn do các nhóm bệnh lý khác như chứng đau xương khớp cấp và mãn tính, bệnh tim mạch, bệnh hô hấp.... Không những vậy, môi trường sống và chế độ ăn uống sinh hoạt không thích hợp cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Về mức độ nguy hiểm của bệnh, bác sĩ Hồng Nhung cho hay: “Mất ngủ kéo dài sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống, mệt mỏi, giảm tập trung chú ý, giảm trí nhớ, chóng mặt, tính tình nóng nảy. Lâu dần bệnh dẫn tới suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, rối loạn nhận thức... Mất ngủ kéo dài nếu không được điều trị có thể trở thành yếu tố thúc đẩy dẫn tới rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu, suy nhược thần kinh, Alzheimer và một số bệnh lý khác”.

Để cải thiện tình trạng mất ngủ, người lớn tuổi nên đi ngủ vào một giờ cố định mỗi đêm và cố thức dậy vào đúng giờ mỗi sáng. Ngay cả khi người bệnh cảm thấy mệt mỏi cũng không nên nán lại giường quá lâu, hạn chế nằm trên giường nếu không ngủ và không nên ngủ ngày nhiều.

Bên cạnh đó, không gian phòng ngủ cũng ảnh hưởng quan trọng đến giấc ngủ. Phòng ngủ nên đặt ở không gian yên tĩnh, thoáng mát, hạn chế ánh sáng và tiếng ồn. Tuy nhiên, người lớn tuổi có thể tạo ra một số âm thanh nhỏ có tính chất thư giãn tùy theo sở thích của từng người như tiếng nước chảy, tiếng nhạc nhẹ...

Đặc biệt, người bệnh tránh ăn no, ăn các đồ ăn khó tiêu và đồ ăn lỏng, hạn chế uống nước sau bữa tối và trước khi đi ngủ. Không sử dụng các chất kích thích lên hệ thần kinh trung ương như rượu, cà phê, trà xanh... Theo đó, người lớn tuổi nên ăn tối trước giờ đi ngủ ít nhất 3 tiếng, uống nước ấm vào buổi tối. Tập thể dục đều đặn hàng ngày và tránh tập thể dục nặng sau bữa tối.

Để điều trị mất ngủ và rối loạn giấc ngủ ở người lớn tuổi, bác sĩ Hồng Nhung cũng thông tin: “Ở người lớn tuổi, mất ngủ phần lớn là do sự kết hợp của nhiều yếu tố, do đó, khi điều trị cần phải bao quát và điều trị đồng thời các nguyên nhân. Phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc có thể được sử dụng để điều trị bệnh”.

Hà Phương - Thanh Chân
TIN LIÊN QUAN

5 lý do khiến mắt trông mệt mỏi ngay cả khi ngủ đủ giấc

Tâm An |

Mọi người thường nghĩ rằng việc ngủ không đủ giấc là nguyên nhân chính gây nên quầng thâm và bọng mắt. Tuy nhiên, có những lúc ngay cả khi ngủ đủ 8-9h, mắt vẫn sưng húp và mệt mỏi vào ngày hôm sau.

3 nhóm thực phẩm ăn tối gây hại gan và mất ngủ

Lâm Anh (T/H) |

Những thực phẩm này nếu ăn vào buổi tối dễ gây mất ngủ, ảnh hưởng xấu tới các cơ quan tiêu hoá và bài tiết.

Những loại nước ảnh hưởng giấc ngủ, khiến cơ thể mệt mỏi

Hạ Mây (TH) |

Trước giờ đi ngủ không nên uống những loại nước này vì chúng sẽ là thủ phạm phá hủy giấc ngủ và khiến cơ thể thêm mệt mỏi.

"Mẹo" chống ngạt khí khi ngủ trong xe ôtô

K.Linh |

Việc ngủ trong xe ôtô tồn tại nhiều nguy hiểm, do không gian trong xe bị đóng kín, lượng oxy trong khoang xe giảm dần, dễ gây đến việc ngạt khí.

5 lý do khiến mắt trông mệt mỏi ngay cả khi ngủ đủ giấc

Tâm An |

Mọi người thường nghĩ rằng việc ngủ không đủ giấc là nguyên nhân chính gây nên quầng thâm và bọng mắt. Tuy nhiên, có những lúc ngay cả khi ngủ đủ 8-9h, mắt vẫn sưng húp và mệt mỏi vào ngày hôm sau.

3 nhóm thực phẩm ăn tối gây hại gan và mất ngủ

Lâm Anh (T/H) |

Những thực phẩm này nếu ăn vào buổi tối dễ gây mất ngủ, ảnh hưởng xấu tới các cơ quan tiêu hoá và bài tiết.

Những loại nước ảnh hưởng giấc ngủ, khiến cơ thể mệt mỏi

Hạ Mây (TH) |

Trước giờ đi ngủ không nên uống những loại nước này vì chúng sẽ là thủ phạm phá hủy giấc ngủ và khiến cơ thể thêm mệt mỏi.

"Mẹo" chống ngạt khí khi ngủ trong xe ôtô

K.Linh |

Việc ngủ trong xe ôtô tồn tại nhiều nguy hiểm, do không gian trong xe bị đóng kín, lượng oxy trong khoang xe giảm dần, dễ gây đến việc ngạt khí.