Tắc ruột bã thức ăn không thể chủ quan

Hà Lê |

Dị vật thức ăn là những mảnh thức ăn lớn, cứng hoặc có đặc tính chát dính, chưa tiêu hóa hoàn toàn quện lại với nhau lâu ngày tạo thành khối lớn ở dạ dày hoặc tá tràng, không di chuyển được xuống ruột. Khối có thể gây tổn thương dạ dày tá tràng do cọ sát, hoặc gây tắc ruột.

Tắc ruột bã thức ăn nguy hiểm đến tính mạng

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa tiếp nhận trường hợp cấp cứu trong tình trạng chướng bụng và đau quặn. May mắn, người bệnh thoát khỏi nguy hiểm tắc ruột do bã thức ăn nhờ được phẫu thuật kịp thời.

Người bệnh nữ 40 tuổi ở Việt Trì (Phú Thọ) có tiền sử ung thư dạ dày, từng điều trị hóa chất một đợt rồi từ chối điều trị, chuyển sang chế độ thực dưỡng và gần đây có ăn mít mật với số lượng nhiều. Rạng sáng 25.6.2023, người bệnh nhập viện trong tình trạng đau quặn, bụng chướng, buồn nôn. Qua thăm khám và kết quả chụp CT ổ bụng xác định chẩn đoán tắc ruột do bã thức ăn (nghĩ đến do ăn mít).

Bệnh nhân được chỉ định đặt sonde dạ dày, truyền dịch, dinh dưỡng hoàn toàn đường tĩnh mạch, sử dụng thuốc giúp mềm thức ăn, dễ dàng tiêu hóa kết hợp giảm đau. Đến buổi chiều cùng ngày, sau thời gian theo dõi thấy tình trạng không có tiến triển, thức ăn cứng không vượt qua đoạn ruột bị tắc, các bác sĩ Khoa Ngoại Tổng hợp đã hội chẩn và quyết định tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân.

Thạc sĩ, bác sĩ Trần Thanh Tùng – Trưởng Khoa Ngoại Tổng hợp (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ) chia sẻ: Với phương pháp phẫu thuật mở ổ bụng nhằm tiếp cận và giải phóng vùng bị tắc ruột do bã thức ăn. Khối thức ăn khiến đoạn ruột bị tắc đóng đặc, chặn lưu thông bình thường của đường tiêu hóa. Sau gần 2 tiếng phẫu thuật các bác sĩ đã lấy hoàn toàn bã thức ăn, tạo lại sự lưu thông của đường tiêu hóa.

Đáng lưu ý, bệnh nhân này từng phẫu thuật cắt dạ dày để điều trị ung thư dạ dày 2 năm trước. Do đó, khả năng co bóp, nghiền nát thức ăn của dạ dày không hiệu quả, khi ăn nhiều thực phẩm có chất xơ như mít, măng… đã tạo gánh nặng lên hệ tiêu hóa, kết quả là bã thức ăn bị đẩy xuống ruột non gây ứ đọng và bị nén chặt cứng dẫn tới tắc ruột.

Sau phẫu thuật, tình trạng bệnh nhân ổn định và được hồi phục điện giải, dùng kháng sinh, tập ăn lại bằng đường miệng với thức ăn, dinh dưỡng dạng lỏng và đặc dần lên trong 7 ngày tiếp theo.

Khoa Điều trị bệnh Ống Tiêu hóa (A3A) (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) tiếp nhận bệnh nhân H.T, sinh năm 1960 quê ở Hòa Bình có tiền sử mổ khâu lỗ thủng hành tá tràng. Bệnh nhân có triệu chứng: đầy bụng kém ăn, gầy sút cân (6kg/3 tháng); không có biểu hiện đau bụng, không buồn nôn, không sốt. Khám thấy bụng mềm, không có điểm đau khu trú, không sờ thấy u cục.

Tại khoa Điều trị bệnh Ống Tiêu hóa, bệnh nhân được nội soi dạ dày. Kết quả thấy có dị vật dạng thức ăn hình khối, đóng khuôn gần giống hình chữ nhật, nằm trong tá tràng, màu đen nâu. Qua nội soi, khối được cắt và gắp ra ngoài thành 2 mảnh to, và ít mảnh nhỏ. Miếng dị vật có kích thước 3x6cm. Khi đưa ra ngoài, dị vật được xác định là 1 miếng măng tính chất khá mềm nhưng dai và tước xơ, phía trong đã chuyển màu nâu sẫm.

Dị vật thức ăn ở đường tiêu hóa, ẩn họa trong ăn uống

Bác sĩ Hoàng Kim Ngân - Khoa Điều trị bệnh Ống Tiêu hóa (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) khuyến cáo: Dị vật thức ăn là những mảnh thức ăn lớn, cứng hoặc có đặc tính chát dính, chưa tiêu hóa hoàn toàn quện lại với nhau lâu ngày tạo thành khối lớn ở dạ dày hoặc tá tràng, không di chuyển được xuống ruột. Khối có thể gây tổn thương dạ dày tá tràng do cọ sát, hoặc gây tắc ruột nếu chúng xuống ruột.

Do vậy, mọi người nấu ăn thì nên thái thức ăn nhỏ, dưới 1cm chiều dày và 4cm chiều dài để người ăn có răng kém thì vẫn không mắc lại trong dạ dày. Đối với những món chất xơ như măng thì với người không có hoặc răng yếu nên hạn chế ăn.

Nếu có những hiện tượng như đau bụng, buồn nôn, sau khi nuốt phải mảnh thức ăn lớn cứng (măng, cọng rau già..) hoặc ăn các chất chát dính như (tam thất, nghệ mật ong, hồng xiêm, chuối xanh…) thì nên đi đến cơ sở y tế uy tín để bác sĩ thăm khám và chỉ định nội soi dạ dày, phát hiện sớm dị vật thức ăn, tránh biến chứng không mong muốn xảy ra.

Mít cùng với măng khô, ổi, rau muống… là những thực phẩm phổ biến với hàm lượng chất xơ cao. Do đó nếu ăn không đúng cách, chính những thực phẩm này có thể tạo bã xơ đóng đặc, gây tắc ruột và nhiều nguy cơ cho sức khoẻ. Những người dễ bị tắc ruột do bã thức ăn là người cao tuổi (sức nhai kém), người đã phẫu thuật vùng bụng (như cắt dạ dày,…) hoặc có nhu động ruột, khả năng tiêu hóa kém,…

Ths.BS Trần Thanh Tùng - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ chia sẻ thêm, tắc ruột do bã thức ăn nếu không được phát hiện và để lâu quá 24 tiếng đồng hồ, nạn nhân có thể bị vỡ ruột, hoại tử mô ruột, vùng nhiễm trùng lan rộng ra các bộ phận khác, gây ra sốc nhiễm trùng, nhiễm độc diễn tiến nguy hiểm tính mạng.

Bác sĩ cũng khuyến cáo, người dân nên sử dụng thức ăn được nấu chín, ninh nhừ; cần nhai kỹ và tránh ăn quá nhanh; hạn chế sử dụng thức ăn khó tiêu, thức ăn giàu chất xơ với lượng quá nhiều cùng một lúc, đặc biệt là khi bụng đói; uống đủ nước, ít nhất là 2 lít nước/ngày; tập thể dục đều đặn để giúp ruột được kích thích, dễ dàng co bóp và lưu thông tốt.

Hà Lê
TIN LIÊN QUAN

Áp lực mùa thi, trẻ có nguy cơ loét dạ dày - tá tràng

Hà Lê |

Áp lực thi cử, căng thẳng trong cuộc sống... là một trong những nguyên gây loét dạ dày - tá tràng. Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận khám chữa nhiều trường hợp học sinh mắc căn bệnh này, đặc biệt có những trường hợp đã xảy ra biến chứng nặng.

Phòng tránh nuốt dị vật trong ăn uống và sinh hoạt

Thanh Chân |

Khi biết nuốt phải dị vật, người bệnh cần đến cơ sở y tế ngay để được điều trị kịp thời và hiệu quả. Người bệnh đừng cố nuốt thêm thức ăn, uống nước cho trôi vì có nguy cơ tổn thương ống tiêu hóa dẫn tới nhiễm trùng và biến chứng nguy hiểm.

Trẻ hóc sặc dị vật vì giật mình

Thanh Chân |

Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cấp cứu trường hợp hóc sặc dị vật ở trẻ 13 tuổi. Bệnh nhi L.T.K.N (13 tuổi, ngụ Đức Hòa, Long An) đang ngậm que kẹo mút. Khi ba gọi làm trẻ giật mình nên nuốt chửng que kẹo vào bụng. Bác sĩ khuyến cáo phụ huynh cần đặc biệt chú ý khi trẻ chơi với những đồ vật hay thức ăn có nguy cơ hóc, nghẹn cao.

Các phương pháp tầm soát ung thư đường tiêu hóa

Thanh Ngọc |

Việt Nam là quốc gia có số ca mắc mới và tỷ lệ tử vong do ung thư tăng nhanh. Trong đó, ung thư đường tiêu hóa (ung thư đại trực tràng, dạ dày, thực quản…) nằm trong số những loại ung thư phổ biến hàng đầu, cứ 3 người mắc ung thư đường tiêu hóa sẽ có 2 người tử vong. Ung thư đường tiêu hóa có thể điều trị hiệu quả nếu phát hiện sớm và có phương pháp can thiệp kịp thời, chính xác.

Áp lực mùa thi, trẻ có nguy cơ loét dạ dày - tá tràng

Hà Lê |

Áp lực thi cử, căng thẳng trong cuộc sống... là một trong những nguyên gây loét dạ dày - tá tràng. Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận khám chữa nhiều trường hợp học sinh mắc căn bệnh này, đặc biệt có những trường hợp đã xảy ra biến chứng nặng.

Phòng tránh nuốt dị vật trong ăn uống và sinh hoạt

Thanh Chân |

Khi biết nuốt phải dị vật, người bệnh cần đến cơ sở y tế ngay để được điều trị kịp thời và hiệu quả. Người bệnh đừng cố nuốt thêm thức ăn, uống nước cho trôi vì có nguy cơ tổn thương ống tiêu hóa dẫn tới nhiễm trùng và biến chứng nguy hiểm.

Trẻ hóc sặc dị vật vì giật mình

Thanh Chân |

Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cấp cứu trường hợp hóc sặc dị vật ở trẻ 13 tuổi. Bệnh nhi L.T.K.N (13 tuổi, ngụ Đức Hòa, Long An) đang ngậm que kẹo mút. Khi ba gọi làm trẻ giật mình nên nuốt chửng que kẹo vào bụng. Bác sĩ khuyến cáo phụ huynh cần đặc biệt chú ý khi trẻ chơi với những đồ vật hay thức ăn có nguy cơ hóc, nghẹn cao.

Các phương pháp tầm soát ung thư đường tiêu hóa

Thanh Ngọc |

Việt Nam là quốc gia có số ca mắc mới và tỷ lệ tử vong do ung thư tăng nhanh. Trong đó, ung thư đường tiêu hóa (ung thư đại trực tràng, dạ dày, thực quản…) nằm trong số những loại ung thư phổ biến hàng đầu, cứ 3 người mắc ung thư đường tiêu hóa sẽ có 2 người tử vong. Ung thư đường tiêu hóa có thể điều trị hiệu quả nếu phát hiện sớm và có phương pháp can thiệp kịp thời, chính xác.